CUNG CẤP DINH DƯỠNG CHO BÉ THEO TỪNG GIAI ĐOẠN TỪ 0 -12 THÁNG TUỔI VỚI THÁP DINH DƯỠNG

02/04/2016

Trong việc cung cấp một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ, thì tháp dinh dưỡng là một trợ thủ đắc lực giúp các bậc bố mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc trẻ. Dựa trên tháp dinh dưỡng cân đối từ viện dinh dưỡng Việt Nam, các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra tháp dinh dưỡng cân đối dành cho trẻ từ 1 đến 12 tháng tuổi như sau.
 
Tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ dưới 1 tuổi 
Tháp dinh dưỡng bao gồm nhiều nhóm thực phẩm khác nhau. Nhìn vào tháp dinh dưỡng, bố mẹ có thể biết được đâu là thực phẩm nên cho bé ăn nhiều, đâu là thực phẩm cần hạn chế. Hiện nay, tháp dinh dưỡng (theo thứ tự từ dưới lên) bao gồm sáu nhóm thực phẩm chính:
 
+ Ngũ cốc
+ Rau xanh và trái cây
+ Các sản phẩm từ sữa
+ Thịt, đậu và các loại hạt
+ Thực phẩm từ chất béo và đường
TDD.jpg
Tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ 

Nhóm ngũ cốc: là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động hằng ngày của bé. Lượng gạo trung bình cần có trong một ngày cho bé dưới 1 tuổi là 60-120g, bé 1-6 tuổi là 120-220g.
Nhóm rau củ, hoa quả: Cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất. Nên cho bé ăn nhiều và ăn đa dạng các loại rau củ. Hằng ngày, bé cần ăn tối thiểu 300g rau củ quả, quả chín thì không cần hạn chế.
Nhóm đạm động, thực vật: Cung cấp protein. Bé cần được ưu tiên ăn nhiều đạm vì cơ thể đang lớn, cần nguyên liệu để xây dựng và cấu trúc cơ thể. Nhu cầu protid (chất đạm) cho bé hằng ngày: Bé 6-12 tháng: 12-25g, bé 1-6 tuổi: 35-55g.
Nhóm dầu, mỡ: Cung cấp nhiều năng lượng, giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K… Không nên ăn nhiều, chỉ cho bé ăn đúng nhu cầu (6-11 tháng tuổi cần 35g/ngày, 12-36 tháng 55g/ngày, 4-6 tuổi 40g/ngày).
Nhóm đường: Chứa năng lượng tức thời nhưng không có chất dinh dưỡng. Nên hạn chế cho bé ăn đường (tối đa 1 ly nước ngọt hoặc 1-2 cái kẹo/ngày).
Nhóm muối: Đối với bé dưới 1 tuổi, không nên cho ăn mắm, muối. Những bé lớn hơn (1-6 tuổi), mỗi ngày chỉ cần 0,5g muối (hoặc 4 ml nước mắm hay nước tương) là đủ.
 
TDDCB.jpg
Sau 6 tháng, bé cần được bổ sung chất dinh dưỡng từ thực phẩm bên ngoài. Tuy nhiên, không phải bậc phụ huynh nào cũng biết rõ về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong từng giai đoạn.
 
Các giai đoạn dinh dưỡng của bé trong năm đầu đời theo từng tháng
Giai đoạn từ sơ sinh đến 4 tháng 
Có thể nói đây là giai đoạn bé gần gũi với mẹ nhất sau khi chào đời. Ở giai đoạn này sữa mẹ gần như đóng vai trò 100% lượng thức ăn mà bé ăn vào. Và đây là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ tới khoảng 6 tháng tuổi đầu đời. Vì thế, mẹ cần lưu ý sữa mẹ phải đảm bảo đầy đủ chất dưỡng chất và số lượng cần thiết. Giai đoạn này bé cần tối thiểu 8-12 lần bú/ngày. Có thể chia đều khoảng 2-3 tiếng sẽ cho bé bú một lần. Khi bé khoảng 3-4 tháng tuổi, có thể tùy theo nhu cầu của bé mà mẹ giảm số lần uống và thời gian uống xuống khoảng 6-7 lần/ngày, tuy nhiên lượng sữa mỗi lần uống lại tăng lên.
 
Giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi 
Đây là thời điểm thích hợp nhất để mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm. Nhưng mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hoặc bú bình, tần suất 3-5 lần/ngày. Các món ăn dặm ở thời kỳ này vừa có tác dụng bổ sung dinh dưỡng cho bé, vừa giúp bé làm quen và bắt đầu một thời kỳ mới, thời kỳ tự ăn. Thức ăn cần xay nhuyễn như khoai lang, bí, táo, chuối, đào hoặc lê và ngũ cốc hơi sệt. Liều lượng mỗi ngày mẹ cho bé 1 muỗng cà phê thức ăn hoặc ngũ cốc xay nhuyễn và trộn ngũ cốc với 4-5 muỗng cà phê sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tăng thêm khẩu phần với 1 thìa thức ăn xay nhuyễn hoặc 1 muỗng canh bột ngũ cốc trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức, hai lần/ngày. Nếu cho bé ăn ngũ cốc, từ từ cho ít sữa lại để tăng độ đặc. Lúc đầu nếu bé không chịu ăn ngũ cốc, mẹ nên để một vài ngày rồi thử lại.
 
Giai đoạn 6-8 tháng tuổi 
Giao đoạn này bé đã sẵn sàng ăn dặm. Nguồn dinh dưỡng vẫn giống với giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi, mẹ vẫn cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa công thức,
+ Các loại ngũ cốc giàu chất sắt (gạo, lúa mạch, yến mạch)
+ Trái cây xay nhuyễn hoặc nấu nhừ (chuối, lê, táo, đào)
+ Rau xay nhuyễn hoặc nấu nhừ (bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai lang)
+ Thịt xay nhuyễn (thịt gà, thịt heo, thịt bò)
+ Đậu phụ xay nhuyễn, các loại đậu xay nhuyễn (đậu đen, đậu xanh, đậu tằm, đậu đen, đậu lăng..).Mẹ nên sử dụng các loại rau xanh củ quả mềm như khoai tây, cà rốt, khoai lang đậu đỗ, chuối, dưa hấu vv…Mỗi ngày nên cho bé ăn 2-3 bữa rau xanh hoa quả, mỗi bữa 2-3 thìa cà phê.
 
 Liều lượng như sau:
+ 3-9 muỗng canh ngũ cốc, cho bé ăn từ 2-3 lần, 
+ 1 muỗng cà phê trái cây, tăng dần đến 1/4 đến 1/2 chén trong 2-3 lần., 
+ 1 muỗng cà phê rau, dần dần tăng lên 1/4 đến 1/2 chén trong 2-3 lần.
 
Lời khuyên: Sau khi cho bé thử một món mới, nên ngưng và đợi một vài ngày để biết được bé có hợp hay bị dị ứng với món đó không, Nếu cho ăn trực tiếp nên cắt thành miếng nhỏ, tránh ăn thực phẩm quá cứng, quá nóng làm trẻ tắc nghẹn hoặc bị bỏng miệng.
 
Giai đoạn 8-10 tháng tuổi 
Lúc này bé có dấu hiệu sẵn sàng để ăn thức ăn dặm và ăn bốc. Nguồn dinh dưỡng cho bé sẽ tương tự như khi bé 6-8 tháng. Bé sẽ thích dùng tay bốc thức ăn và có thể chuyển các đồ vật từ tay này sang tay khác, bé có thể bỏ mọi thứ vào miệng và chuyển động hàm khi nhai. Mẹ có thể cho bé một lượng nhỏ phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (tuy nhiên, không nên dùng sữa bò cho đến khi bé được 1 tuổi), các loại ngũ cốc giàu chất sắt (gạo, lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp), trái cây và rau quả (chuối, đào, lê, bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai tây, khoai lang), các loại thực phẩm bé có thể cầm tay và ăn (bánh mì nướng cắt nhỏ, chuối chín cắt lát, nui nấu chín, bánh quy giòn, bánh ngũ cốc ít đường hình chữ O) và một lượng nhỏ thực phẩm giàu đạm (trứng, thịt xay nhuyễn, thịt gia cầm, cá không xương, đậu phụ, đậu Hà Lan, đậu đen).
 
Liều lượng mỗi ngày như sau:
+ 1/4 đến 1/3 chén bơ sữa
+ 1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc bổ sung chất sắt.
+ 1/4 đến 1/2 chén trái cây.
+ 1/4 đến 1/2 chén rau.
+ 1/8 đến 1/4 chén thức ăn giàu đạm.
Lời khuyên: Sau khi cho bé thử một món mới, nên ngưng và đợi một vài ngày để biết được bé có hợp hay bị dị ứng với món đó không.
 
Giai đoạn 10 đến 12 tháng tuổi 
Nguồn dinh dưỡng vẫn tương tự như khi bé 8-10 tháng, lúc này bé nuốt thức ăn dễ dàng hơn, và bé đã mọc răng, bé không còn đẩy thức ăn ra khỏi lưỡi. 
 
Mẹ cần cung cấp cho bé gồm các dưỡng chất như:
+ Sữa mẹ hoặc sữa bột.
+ Phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (không nên dùng sữa bò cho đến khi 1 tuổi).
+ Các loại ngũ cốc giàu sắt.
+ Trái cây nghiền hoặc bóc vỏ và cắt thành từng miếng vuông.
+ Rau hấp cho chín mềm, cắt thành miếng nhỏ.
+ Các món ăn kết hợp (mì ống và phô mai, thịt hầm).
+ Thực phẩm giàu chất đạm.
+ Thực phẩm cho bé ăn bốc.
 
Liều lượng mỗi ngày như sau:
+ 1/3 chén bơ sữa.
+ 1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc giàu sắt.
+ 1/4 đến 1/2 chén trái cây.
+ 1/4 đến 1/2 chén rau.
+ 1/8 đến 1/4 chén thức ăn kết hợp.
+ 1/8 đến 1/4 chén thức ăn giàu đạm.
Lời khuyên: Sau khi cho bé thử một món mới, nên ngưng và đợi một vài ngày để biết được bé có hợp hay bị dị ứng với món đó không.
 
Nguồn: Tổng hợp

Tin được quan tâm

go top