5 BÍ QUYẾT GIÚP TRẺ TĂNG CHIỀU CAO TỐI ĐA DÀNH CHO MẸ VIỆT

05/04/2016

Chiều cao trung bình của Việt Nam so với thế giới là rất thấp. Tại châu Á, hầu như quốc gia nào cũng sở hữu chiều cao trung bình cao hơn chúng ta ít nhất là 3cm. Kể cả quốc gia láng giềng là Lào thì chiều cao trung bình nam giới là 1m7 vượt trội hơn hẳn chúng ta đến 6cm. Singapore chiều cao trung bình của phụ nữ là 160cm bỏ xa Việt Nam tới 7cm. Điều này cũng phản ánh được phần nào mức độ phát triển của Việt Nam đặc biệt về mảng chăm sóc sức khỏe và chế độ dinh dưỡng. Sự phát triển chiều cao của trẻ ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó chế độ dinh dưỡng chiếm 32%, di truyền 23%, tập luyện thể lực 20% và các yếu tố khác như môi trường sống, giấc ngủ, bệnh tật...

Yếu tố dinh dưỡng quyết định phần nhiều hơn đến chiều cao của trẻ. Là người Việt Nam ngay từ bây giờ các mẹ cần quan tâm chú trọng hơn về dinh dưỡng cho trẻ làm sao giúp trẻ có thể phát triển chiều cao một cách tối đa, rút ngắn khoản cách so với các nước trên thế giới và góp phần quan trọng vào yếu tố thành công trong suốt cuộc đời của bé. Sau đây hãy cùng Babycarevietnam tìm hiểu các bí quyết giúp bé phát triển chiều cao một cách tối đa nhé:
 
1. Giai đoạn vàng phát triển chiều cao cho bé
Quá trình phát triển xương được bắt đầu ngay từ giai đoạn bào thai và tiếp tục đến hết tuổi 25 với nam và 23 tuổi với nữ. Theo bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam) cho biết, có 3 giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao đó là thời kỳ bào thai, giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi và giai đoạn dậy thì.
- Giai đoạn 9 tháng bào thai: Nếu mẹ bầu được đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tốt trong thời gian này, tăng cân từ 10- 20 kg thì chiều cao trung bình của bé khi ra đời là 50cm. Trung bình trong năm đầu tiên bé tăng khoảng 25cm, bé trai có thể cao hơn bé gái 2cm. 
- Giai đoạn sơ sinh – 3 tuổi: Trong năm đầu tiên bé sẽ tăng 25cm, 2 năm tiếp bé sẽ tăng lên 10cm mỗi năm trong điều kiện dinh dưỡng tốt. Đây là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ.
- Giai đoạn dậy thì (10-16 tuổi đối với bé gái và 12-18 tuổi đối với bé trai: Đây được coi là “giai đoạn vàng” bởi trẻ có thể sẽ có 1- 2 năm chiều cao tăng vọt từ 8 – 10cm nếu được nuôi dưỡng tốt. Sau thời kì này, chiều cao chỉ tăng trung bình 2 cm mỗi năm.
 
2. dinh dưỡng cho sự phát triển chiều cao
Mẹ cần cho bé khẩu phần ăn đa dạng, trong đó chú ý đến các chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng chiều cao như:
- Các chất đạm (còn gọi là protein): rất cần để cơ thể tăng trưởng và phát triển. Thực phẩm chứa nhiều đạm là thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu đỗ.
- Canxi là khoáng chất quan trọng trong xương (chiếm 99%): khiến cho xương vững chắc và giúp phát triển chiều cao. Thức ăn có nhiều canxi như sữa, cá, tôm, tép, tôm, cua... đặc biệt sữa có hàm lượng canxi cao và dễ hấp thu.
- Vitamin A: rất cần thiết cho sự tăng trưởng, giúp hình thành khung xương… Vitamin A có nhiều trong gan các động vật, cá, bò, lợn, dê, sữa, lòng đỏ trứng, rau lá xanh đậm, củ quả chín có màu đỏ, vàng như cà rốt, gấc, đu đủ, xoài chín, cam, đào...
- Vitamin D: giúp cơ thể hấp thụ canxi, giúp tăng tổng hợp chất protein chuyên chở canxi trong máu. Vitamin D có ở dầu gan cá thu, sữa, bơ, phô mai, trứng, gan, tôm... đặc biệt cho trẻ tắm nắng hàng ngày giúp da tự tổng hợp vitamin D.
 
3. Chế độ hoạt động tập thể thao hàng ngày đúng cách

  tap-the-thao-dung-cach-giup-tang-chieu-cao.jpg
 
Tập luyện thể thao một cách khoa học làm tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, khiến hormon tăng trưởng (GH) tiết ra nhiều hơn, giúp tăng trọng khối xương khi trưởng thành. Tuy nhiên, phải tập thể thao đúng cách mới đạt được hiệu quả mong muốn. Bé cần tham gia các hoạt động như chạy nhảy, chơi đùa, đi xe đạp của bé… Buổi tối cho bé đi ngủ trước 22h để cơ thể tiết ra nhiều hoóc môn tăng trưởng giúp bé phát triển chiều cao.
 
Thời gian tập tối thiểu là 1 tiếng/ngày, với cường độ vừa phải và tăng dần. Nếu thời gian ngắn hơn và chỉ vận động nhẹ nhàng như đi bộ, maratong thì không có tác dụng. Nhưng nếu cường độ tập quá căng thẳng sẽ làm tổn thương dây chằng và hệ cơ, gây phản tác dụng.
 
Bất kỳ bộ môn thể thao nào cũng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc tập luyện cũng cần có sự chọn lọc. Những môn thể thao giúp phát triển chiều cao tối đa như bơi, bóng chuyền, bóng rổ, hoặc mẹ có thể cho các bé tham gia các môn thể thao có các động tác như nhảy, đá chân (như nhảy cao, nhảy xa, đu xà, võ thuật) và các bài tập kéo giãn (như yoga, múa, uốn dẻo) sẽ tác động trực tiếp đến các mô sụn ở khớp xương, làm giãn các dây gân, kéo dài cột sống và săn chắc cơ bắp, giúp phát triển chiều cao.
 
4. Tránh sử dụng các chất kích thích, và các tác nhân gây ức chế quá trình tăng trưởng

 bi-quyet-tang-chieu-cao-vuot-bac-cho-tre-tuoi-day-thi-hinh-9.jpg 
 
Thuốc lá, đồ uống có cồn hay các chất kích thích đều là những tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tăng trưởng của trẻ. Trẻ hút thuốc thụ động do cha mẹ, người thân, hay tập tành uống rượu bia, sử dụng chất kích thích như trà, cà phê khi hệ thần kinh và hệ xương còn non nớt sẽ khiến trí não chậm phát triển, xương bị vôi hóa sớm, hạn chế sự phát triển chiều cao. Sử dụng thuốc kháng sinh liều cao, thiếu sự tư vấn của bác sĩ, liên tục trong thời gian dài cũng gây hại cho quá trình phát triển về thể chất và chiều cao của trẻ.
 
90% sự phát triển xương ở trẻ diễn ra trong lúc đang ngủ, đặc biệt từ 22 – 24 giờ hàng ngày. Khi trẻ ngủ sâu và đủ giấc, tuyến yên sẽ được kích thích tiết ra hormon tăng trưởng giúp tăng thêm chiều cao. Do đó, cần tập cho trẻ thói quen đi ngủ sớm vào cùng 1 khung giờ hàng ngày, trước khi đi ngủ 30 phút có thể uống sữa hoặc bổ sung vi chất để đạt hiệu quả tối ưu. Không để đèn sáng trong phòng ngủ của trẻ vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, gây ức chế hormone tăng trưởng.
 
5. Giữ tinh thần thoải mái cho trẻ

giu-thoai-mai-cho-tre.jpg 
 
Một nhóm nghiên cứu thuộc trường Khoa học Sức khỏe tại Đại học Jönköping và Khoa Khoa học Sức khỏe tại Đại học Linköping của Thụy Điển cho thấy: sự gia tăng căng thẳng (stress) kéo dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lên hệ thống miễn dịch của trẻ, làm giảm lưu thông máu, rối loạn nồng độ của hormone tuyến giáp gây suy giảm quá trình phát triển của chiều cao và hệ thần kinh. Do đó, tạo cho trẻ một không gian sống thoải mái và tinh thần luôn vui tươi cũng là một cách hữu ích để con bạn đạt được chiều cao tối ưu.
 
“Trẻ em như búp trên cành”. Hãy là những phụ huynh thông thái, nắm vững các giai đoạn phát triển, phương pháp tập luyện, sinh hoạt điều độ và bổ sung cho con hệ dinh dưỡng tối ưu, tăng cường Canxi, vitamin để ươm mầm cho con vươn cao, thành công trong cuộc sống.
 
Nguồn: tổng hợp

Tin được quan tâm

Tin tức khác

go top