PHẦN 1 - CHIỀU CAO VÀ CÂN NẶNG CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG THẾ NÀO VỚI TRẺ SƠ SINH ?

18/03/2016

PHẦN 1 - CHIỀU CAO VÀ CÂN NẶNG CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG THẾ NÀO VỚI TRẺ SƠ SINH ?
Mỗi khi khám thai mẹ được bác sĩ thông báo cân nặng và chiều cao của bé. Vậy chiều cao và cân nặng có quan trọng với bé không. Hãy cùng Babycare tìm hiểu xem nhé. 
 
Trẻ nhẹ cân và sinh non nguy cơ tử vong cao
So với trẻ đủ tháng, trẻ nhẹ cân và sinh non có nguy cơ tử vong gấp 20 lần do dễ bị hạ thân nhiệt, nhiễm khuẩn, suy hô hấp và những trở ngại trong nuôi dưỡng. Chi phí y tế dành cho trẻ sinh non gấp 10 lần cho trẻ đẻ đủ tháng, thời gian nằm viện dài gấp 9 lần. Trẻ sinh non sống sót phải đối mặt với nguy cơ bất thường trong phát triển vận động, thần kinh, giảm khả năng học tập. Khoảng 25% trẻ sinh non bị mù hoặc giảm thị lực, 5% trẻ giảm thính lực. Những di chứng dài hạn có thể gặp như tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, hen suyễn...

Thế nào là trẻ sinh non nhẹ cân: Trẻ dưới 37 tuần tuổi thai gọi là trẻ nhẹ cân non tháng .Đây là những trẻ khi sinh có cân nặng dưới 2.5kg bất kể tuổi thai là bao nhiêu. Như vậy, trẻ nhẹ cân sẽ gồm trẻ sinh non và trẻ suy dinh dưỡng trong tử cung. Việc chăm sóc nuôi dưỡng những trẻ này trong những ngày đầu sau khi sinh không hề đơn giản. Với trẻ sinh non, do chức năng tiêu hóa và điều hòa thân nhiệt kém, phổi chưa trưởng thành, dễ bị suy hô hấp, xẹp phổi, xuất huyết phổi, bệnh màng trong… Còn đối với trẻ suy dinh dưỡng trong tử cung thì thường có nguy cơ hạ đường huyết do thiếu glucogen dự trữ.

Các dạng trẻ nhẹ cân: Trẻ nhẹ cân được phân loại theo tuổi thai (trẻ nhẹ cân đủ tháng và nhẹ cân non tháng), Theo sự cân đối (nhẹ cân cân đối và nhẹ cân không cân đối) và theo suy dinh dưỡng (nhẹ cân có gầy mòn và không gầy mòn).. 

- Trẻ nhẹ cân không cân đối hoặc trẻ gầy mòn: là những trẻ chỉ có cân nặng thấp, chiều cao và vòng đầu bình thường. bề ngoài trông gầy mòn, giảm mô dưới da, da nhăn, đầu to, móng dài, da khô tróc vảy.

- Trẻ nhẹ cân cân đối: là những trẻ giảm cả cân nặng, chiều cao và vòng đầu, thường có khe khớp sọ giãn, thóp trước rộng, chậm phát triển hành xương, trẻ lùn và vòng đầu nhỏ. Quan sát trẻ nhẹ cân cân đối sẽ thấy có sự khác biệt so với trẻ nhẹ cân không cân đối.

Mốc phát triển cân nặng của một đứa trẻ sinh đủ tháng:
Bình thường cân nặng mới sinh của trẻ khoảng 3000 – 3500g, nếu bé có cân nặng <2500g, mà sinh đủ tháng thì là trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, còn sinh thiếu tháng gọi là bé sinh non. Tuần thứ nhất, bé có thể sụt cân sinh lí từ 5 – 10% cân nặng, từ tuần thứ 2 bé bắt đầu tăng cân nhanh. Trung bình 3 tháng đầu, bé tăng từ 1000 – 1200g/tháng, từ 3 – 6 tháng tăng khoảng 600g/tháng, từ 6 – 12 tháng tăng 300 – 400g/tháng. Trên 1 tuổi đến 10 tuổi bé tăng trung bình 2 – 2,5 kg/năm.

Mẹ có thể nhớ các mốc chính như sau:
+ 10 – 14 ngày tuổi: Phục hồi cân nặng lúc sinh.
+ 5 – 6 tháng tuổi: Gấp đôi cân nặng lúc sinh.
+ 1 tuổi: Gấp ba cân nặng lúc sinh.

Cách tốt nhất để xem bé có phát triển bình thường hay không, mẹ nên thường xuyên theo dõi cân nặng và chiều cao của bé, đặc biệt trong những tháng đầu đời.  Qua các nghiên cứu và đánh giá một cách khoa học chuyên sâu, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã đưa ra bảng tiêu chuẩn chiều cao và cân nặng của trẻ từ sơ sinh đến khi 5 tuổi, giúp các mẹ có cơ sở để theo dõi và đánh giá thể trạng của bé.

Việc thường xuyên theo dõi chiều cao, cân nặng của bé sẽ giúp cho bác sĩ và mẹ biết được con mình có phát triển tốt hay không, có bị thừa hay thiếu cân, chậm lớn hay không, Việc theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ là việc cần làm trong suốt quá trình lớn của trẻ để đảm bảo trẻ phát triển bình thường theo từng giai đoạn giúp bác sĩ phát hiện sớm những biểu hiện bất thường, để có biện pháp can thiệp kịp thời tránh hậu quả đáng tiếc có thê gây tử vong cho cả mẹ và bé. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra bảng tiêu chuẩn cân nặng và chiều cao của trẻ từ 0 – 5 tuổi để các bố mẹ tham chiếu:

+ Cột màu xanh lá cây: chuẩn trung bình của trẻ.
Trẻ đạt mức độ dưới chuẩn, có 3 cột (Thiếu chuẩn) : màu đỏ, da cam và vàng trong đó:
+ Màu vàng (Thiếu chuẩn cấp 1): Giới hạn cân nặng, chiều cao vẫn ở mức hoàn toàn bình thường
+ Màu da cam (Thiếu chuẩn cấp 2): Giới hạn cân nặng- chiều cao ở mức độ nhẹ, bố mẹ cần lưu ý hơn đến chế độ ăn uống và vận động
+ Màu đỏ sẫm (Thiếu chuẩn cấp 3): Giới hạn cân nặng-chiều cao ở mức độ nguy hiểm, bố mẹ cần xem lại chế độ ăn uống và hoạt động thể chất, và đưa bé đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể về thực đơn và vận động hợp lý cho bé.
Đơn vị tính là: kg (cân nặng) và cm (chiều cao)

Tiêu chuẩn cân nặng của bé trai từ sơ sinh đến 5 tuổi

Tin được quan tâm

Tin tức khác

go top