Hăm tã là hiện tượng khá phổ biến và dễ dàng nhận diện ở trẻ em. Khởi đầu là những mảng da màu hồng nhạt, những vết hăm sẽ có thể bị viêm nhiễm và gây cho bé nhiều khó chịu
Hăm tã có thể biểu hiện thành những mảng da khô, sáng bóng và một số khác lại ẩm ướt kèm theo những chấm li ti giống như mụn. Những vết này thường xuất hiện ở phần mông của bé và cũng có khi nó “len lỏi” đến 2 bên bẹn,háng và bộ phận sinh dục của bé. Hăm tã không gây nguy hại cho bé nhưng nó sẽ làm cho bé khó chịu và thậm chí sẽ làm bé bị đau rát. Trong trường hợp nghiêm trọng, hăm tã sẽ biến chuyển thành dạng nấm hoặc nhiễm khuẩn nếu bạn chủ quan với nó.
Khi bé đang gặp phải vấn đề này, không nên quá lo lắng bởi bạn có thể điều trị dứt cho bé tại nhà. Với sự chăm sóc kiên trì và tỉ mỉ, hăm tã ở bé sẽ khỏi nhanh chóng. Dưới đây là một số biện pháp mà mẹ có thể áp dụng.
Kem chống hăm tã
Được các bác sĩ nhi khoa công nhận hiệu quả trong việc làm mềm da và điều trị hăm tã, các loại kem như Desitin, Drapolene, Biolane… là lựa chọn đầu tiên cho bạn. Sau khi làm sạch chỗ bé bị hăm, bạn bôi một lớp mỏng kem lên vùng da này trước khi mặc tã cho bé. Để có kết quả nhanh chóng, bạn nên để bé không mặc tã trong một vài giờ sau khi thoa kem.
Dùng nước lá ổi
Bạn dùng nước ổi hay lá ổi rửa sạch, nấu lấy nước và dùng nước này để rửa vết hăm cho bé.
Túi trà hoa cúc
Hoa cúc nổi tiếng với đặc tính làm dịu và chữa lành vết thương vì vậy không có gì ngạc nhiên khi bạn thấy một số bà mẹ xem nó như một trong những biện pháp khắc phục chứng hăm tã cho con họ. Để điều trị hăm tã bằng hoa cúc, bạn có thể ngâm một miếng vải muslin trong trà hoa cúc, sau đó lấy ra, vắt hơi khô nước rồi đắp lên vùng da bị hăm của bé trong vài phút.
Thường xuyên lau rửa cho bé
Một trong những biện pháp khắc phục tình trạng hăm tã tái phát ở trẻ là luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé.Thường xuyên rửa ráy cho bé bằng nước ấm pha với một ít thuốc tím là cách làm dịu dàng đối với làn da của bé. Những loại giấy ướt để vệ sinh cho bélà chưa đủ. Ngoài ra, bạn cũng cần lau khô vùng mông của bé.
Cho bé “nude”
Vì tã bẩn là thủ phạm chính gây ra hăm tã ở trẻ nên cách tốt nhất để hạn chế tình trạng này là hạn chế mặc tã cho bébất cứ khi nào có thể, nhất là khi bé ở nhà.Bé sẽ được tận hưởng cảm giác thoáng mát và thoải mái khi không mặc tã. Thêm vào đó, để tránh bé tè dầm, bạn có thể đặt một tấm khăn mềm trên một tấm thảm/nệm cao su vừa vặn rồi lót cho bé trong lúc bé vui chơi mà không đeo tã.
Sưu tầm