13 CÁCH BẢO VỆ SỨC KHOẺ BÉ YÊU TRONG NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN 2016

12/01/2016

Một năm cũ đã qua và năm mới lại đến, Tết Cổ Truyền Việt Nam lại đang ngấp nghé gõ cửa từng gia đình. Bên cạnh công việc bộn bề cuối năm, các gia đình còn có rất nhiều điều phải lo lắng khi ngày Tết Nguyên Đán 2016 đang cận kề. Vào dịp Tết, nếp sống và các món ăn tại các gia đình có nhiều thay đổi so với ngày thường với rất nhiều bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn đa dạng…khiến trẻ có thể bị giảm cân và biếng ăn sau tết. Các bậc cha mẹ rất khó để kiểm soát được vấn đề ăn uống của trẻ nên có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.

13 CÁCH BẢO VỆ SỨC KHOẺ BÉ YÊU TRONG NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN 2016
Vì vậy mà các bậc cha mẹ cần có biện pháp chăm sóc trẻ thật phù hợp nhằm tăng cường sức khỏe cho bé trong những ngày lễ tết. Làm sao chăm sóc sức khỏe cho trẻ một cách tốt nhất hãy cùng Babycare tìm hiểu 13 cách chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh tật cho bé trong những ngày tết nhé.
 
1. Phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ:
Thông thường, mọi nhà thường có xu hướng trữ sẵn đồ ăn trong dịp Tết. Đa số những thực phẩm này thường được chế biến sẵn, giàu đạm, béo, đường. Thậm chí, một số nhà vì phải đi chúc Tết họ hàng nên việc ăn uống đúng giờ, đúng bữa của con bị xem nhẹ.
 
Thực tế, việc ăn uống vô tội vạ trong ngày Tết là nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu, thậm chí nhiều bé “gầy rộc” đi sau ngày Tết. Do đó, nếu muốn con có một ngày Tết vui vẻ, mẹ nên cố gắng giữ vững thói quen sinh hoạt, ăn uống hằng ngày của bé. Đặc biệt, hạn chế những thực phẩm nhiều bột, đường, các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga… Mẹ cũng nên chú ý tăng cường rau xanh trong những bữa ăn của con.
 
2. Hạn chế trẻ ăn nhiều bánh kẹo hoặc đồ béo: 
Khi đi chúc Tết, bé rất thích nhâm nhi bánh kẹo. Vì vậy, nên hạn chế cho con ăn vặt hoặc ăn quá nhiều đồ béo. Có thể nấu súp, bún hoặc miến để bé dễ tiêu hóa. Cố gắng duy trì những bữa ăn chính của trẻ sao cho không có thay đổi nhiều so với những ngày bình thường.
 
 13-cach-bao-ve-suc-khoe-be-yeu-trong-ngay-tet-nguyen-dan-2016-1.jpg
 
3. Hạn chế cho bé dùng đồ ăn nhanh: 
Thức ăn nhanh thường nhiều thịt, ít rau quả và hàm lượng muối tương đối cao. Nếu sử quá nhiều đồ ăn nhanh sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.
 
 13-cach-bao-ve-suc-khoe-be-yeu-trong-ngay-tet-nguyen-dan-2016-2.jpg
 
4. Hạn chế cho con dùng chung thìa, dĩa: 
Cha mẹ nên tránh để con bạn ăn chung kẹo mút, uống chung ống hút hay dùng chung bất cứ vật dụng gì được đưa lên miệng. Trong không khí đông đúc của ngày lễ, rất khó để thường trực kiểm tra, nhắc nhở con, vì thế, bạn hãy giải thích và hướng dẫn con ngay từ bây giờ để bảo vệ con khỏi nguồn bệnh.
 
 13-cach-bao-ve-suc-khoe-be-yeu-trong-ngay-tet-nguyen-dan-2016-3.jpg
 
5. Không để bé uống nhiều nước ngọt có ga: 
Thức ăn trong những ngày tết của bé rất giàu đạm nên cơ thể cân bằng lượng axit để hỗ trợ tiêu hóa, chính vì thế nếu uống nhiều nước ngọt có ga sẽ gây ra đầy bụng, khó tiêu và khiến cơ thể bé mệt mỏi, căng thẳng. Đồ uống chứa nhiều đường còn khiến bé dễ bị béo phì.
 
13-cach-bao-ve-suc-khoe-be-yeu-trong-ngay-tet-nguyen-dan-2016-4.jpg 
 
6. Không để bé vừa ăn vừa xem ti vi: 
Ngày tết, có rất nhiều chương trình ti vi hay, hấp dẫn , thu hút các bé. Ngoài ra nếu vừa xem vừa ăn sẽ ảnh hưởng đến cảm giác thèm của bé. Mặt khác, thói quen này có tác động tới sự tiêu hóa thức ăn và việc hấp thụ chất dinh dưỡng của bé nữa.
 13-cach-bao-ve-suc-khoe-be-yeu-trong-ngay-tet-nguyen-dan-2016-5.jpg
 
7. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ: 
Một số món ăn trong ngày Tết có thể không tốt cho sức khỏe của bé. Cha mẹ hãy đảm bảo rằng con bạn được cung cấp đầy đủ đạm, hoa quả, rau xanh và tránh để bé ăn nhiều đồ ngọt. Bạn có thể cho con uống thêm vitamin tổng hợp nếu có sự chỉ định của bác sĩ nhi khoa.
 
 
 
8. Luôn Mang theo khăn giấy ướt:
Nếu cùng bé đi ra ngoài, bạn hãy luôn mang theo khăn giấy ướt và hướng dẫn con sử dụng khi cần thiết. Cha mẹ nên giải thích cho con rằng trong nước mũi có rất nhiều vi khuẩn bé li ti và con nên dùng khăn giấy, tránh để tay chạm vào những vi khuẩn đó. Bạn cũng cần lưu ý vứt ngay giấy đã qua sử dụng vào sọt rác, không được để nguồn vi khuẩn gây bệnh vương vãi trong phòng. 
 
 
 
9. Chà xát tay trong 20 giây với xà phòng: 
Ngày Tết, con bạn sẽ tiếp xúc với đồ ăn nhiều hơn thường nhật. Cha mẹ hãy tạo cho con thói quen rửa tay trước mỗi lần cầm nắm đồ ăn và sau khi đi vệ sinh. Bạn nên khéo léo nhắc nhở bé và hướng dẫn con chà xát tay cẩn thận với xà phòng trong ít nhất 20 giây và lau khô tay sau khi rửa.
 
 13-cach-bao-ve-suc-khoe-be-yeu-trong-ngay-tet-nguyen-dan-2016-8.jpg
 
10. Cho bé đi ngủ đúng giờ: 
Tết cũng thường là dịp các bé hay nhõng nhẽo không chịu đi ngủ sớm vì còn ham chơi. Bố mẹ phải luôn nhắc nhở bé đi ngủ đúng giờ hoặc không quá muộn, vì rất có hại cho sức khỏe của bé, đặc biệt về hệ thần kinh.
 
 13-cach-bao-ve-suc-khoe-be-yeu-trong-ngay-tet-nguyen-dan-2016-9.jpg
 
11. Giữ ấm cho trẻ: 
Những ngày đầu xuân, không khí có phần se lạnh hoặc đi kèm mưa phùn, vì vậy trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nên hạn chế ra ngoài. Với trẻ lớn hơn, cần mặc áo ấm và che chắn cẩn thận khi đưa trẻ đi chơi bên ngoài, luôn cho trẻ uống đủ nước để tránh say nắng và nhiễm các bệnh cúm mùa.
 
 13-cach-bao-ve-suc-khoe-be-yeu-trong-ngay-tet-nguyen-dan-2016-10.jpg
 
12.Tiêm vắc xin phòng bệnh: 
Ngoài những vắc xin tiêm chủng bắt buộc, trẻ dưới 9 tuổi nên được tiêm phòng cảm cúm định kỳ mỗi năm một lần trước mùa lạnh để nâng cao hiệu quả kháng thể, do virus luôn biến đổi hàng năm. Bác sỹ khuyên bạn hãy đưa con đi tiêm phòng để bé có một năm mới khỏe mạnh.
 
 13-cach-bao-ve-suc-khoe-be-yeu-trong-ngay-tet-nguyen-dan-2016-11.jpg
13. Khám sức khỏe định kỳ: 
Đối với từng lứa tuổi nhất định, bé sẽ có nguy cơ mắc phải các rối loạn phát triển và bệnh tật khác nhau. Để đảm bảo sự an toàn nhất cho con, gia đình nên đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ. Bạn hãy bắt đầu việc làm này ngay từ năm nay để chủ động theo dõi sức khỏe cho bé, không nên để đến khi con mắc bệnh mới đến khám bác sĩ.
 
Tổng hợp.

Tin được quan tâm

go top