GIẢI ĐÁP TẤT TẦN TẬT CÁC THẮC MẮC CỦA BÀ BẦU

24/07/2016

Khi mang thai, các mẹ cần trang bị những kiến thức dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cơ bản, khoa học nhất để bảo vệ bé yêu ngay từ trong bụng mẹ. Một vài giải đáp câu hỏi thường được các mẹ quan tâm sau đây hi vọng sẽ hỗ trợ các mẹ trong việc chuẩn bị hành trang “đón bé yêu” hoàn hảo nhất.

GIẢI ĐÁP TẤT TẦN TẬT CÁC THẮC MẮC CỦA BÀ BẦU
                                                   Thắc mắc về chế độ dinh dưỡng

1)     Mang thai là phải ăn cho hai người?
Hoàn toàn sai! Đúng là lúc này nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể cần tăng lên, nhưng nhu cầu về năng lượng chỉ là khoảng 300 calo mỗi ngày ở thai kì thứ 2 và thứ 3. Vì thế, mẹ chỉ cần ăn vừa đủ, cố gắng đa dạng hóa thực đơn với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, thay vì nhân đôi khẩu phần ăn mỗi ngày. 
2)     Ăn hải sản có tốt không?
Câu trả lời là có. Hải sản được biết đến là những loại thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, trong đó có protein, giàu canxi, chất béo không no ( omega3), đạm và nhiều chất khoáng khác. Những thành phần dinh dưỡng trong hải sản không chỉ cung cấp năng lượng cho mẹ mà giúp trẻ phát triển tốt cả về trí não lẫn tinh thần.

Tuy nhiên, hàm lượng thủy ngân ướp trong hải sản nhằm bảo quản lại cực kì gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Chính vì vậy, nguồn gốc thực phẩm dành cho mẹ bầu cần được tìm hiểu kỹ cũng như luôn phải “ăn chính, uống sôi”, tránh gây nhiễm khuẩn cho cả hai mẹ con.
3)     Cần tránh thức uống có cồn không?
Thức uống có cồn như bia, rượu,…đặc biệt gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, tác động xấu đến hệ thần kinh và trí não trẻ.

Tuy nhiên, việc giao tiếp bằng bia, rượu trong công việc là không thể tránh khỏi. Lời khuyên hữu ích nhất dành cho các sản phụ, đó là: hạn chế tối đa thức uống có cồn, ngay cả khi thức uống có nồng độ cồn thấp (3%-7%). Trong trường hợp bất khả kháng, 1-2 ly rượu vang vẫn có thể chấp nhận, hãy nhớ chỉ 1-2 ly thôi đấy.
                                                              Thắc mắc khi đi đẻ

1)     Dấu hiệu rõ rệt cho thấy nên đến bệnh viện là gì?
Lý tưởng nhất, mẹ bầu nên đến bệnh viện khi đang ở giai đoạn các cơn co bắt đầu gần nhau hơn và cảm giác đau đẻ dần dồn dập và dữ dội. Đó là khi mỗi cơn đau co thắt 4-5 phút một lần trong ít nhất một giờ khi chúng trở nên mạnh hơn, dài hơn, và gần nhau hơn. Nếu bạn không thể chịu được hãy bắt đầu nghĩ tới việc đến bệnh viện.
2)     Cảm giác đau đẻ bắt đầu từ khi nào? Bao giờ nó sẽ kết thúc?
Phần lớn việc đau đẻ sẽ bắt đầu từ khoảng thời gian bạn trở dạ, giai đoạn đầu tiên này thường được coi là “trở dạ sớm”. Trong giai đoạn này, tốt nhất mẹ bầu nên ở nhà để có thể đi bộ nhẹ nhàng, nằm ngủ, hoặc ăn vặt. 
Trong thời gian đau đẻ dồn dập, việc co thắt xuất hiện liên tục, gây đau đớn, còn cổ tử cung thì giãn nở. Tốc độ giãn nở tử cung bình thường của một người làm mẹ lần đầu sinh con tối thiểu là 1 cm mỗi giờ và có thể kéo dài trong vòng 6-12 giờ đồng hồ.
3)     Có nên đi bộ loanh quanh trong viện lúc chờ đẻ?
Hầu hết các bệnh viện sẽ cho phép và khuyến khích bạn bạn đi bộ thư giãn, nhưng bạn sẽ cần phải kiểm tra nhịp tim của thai nhi mỗi 15 phút một lần. Bạn cũng có thể đi tắm để thư giãn hay áp dụng các thủ pháp giúp giảm đau. Nếu bạn sử dụng biện pháp gây tê ngoài màng cứng, bạn sẽ được tiêm vào tĩnh mạch và điều đó có thể gây khó khăn cho việc đi lại.
Theo Trí Thức Trẻ

Tin được quan tâm

Tin tức khác

go top