Với các cặp vợ chồng việc lần đầu tiên chăm sóc con sau khi sinh sẽ gặp rất nhiều bỡ ngỡ và khó khăn vì chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Trẻ mới sinh được 1 tháng tuổi còn rất yếu, non nớt vì thế mà cần phải chăm sóc trẻ đặc biệt. Vậy cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên chào đời sẽ như thế nào hãy cùng
babycarevietnam tìm hiểu nhé?
1. Thay đổi cơ thể khi chào đời
Khi chào đời, bé sẽ có một vài thay đổi quan trọng xảy ra trong cơ thể của mình: bé bước ra thế giới mới với hơi thở đầu tiên của mình, oxy và máu lưu thông qua phổi khiến chất lỏng, đờm nhớt trong cổ họng bé được đẩy ra ngoài. Khi mới ra đời, vài phút đầu, cơ thể bé có màu xanh nhưng sau đó màu sắc cơ thể bé chuyển từ xanh sang hồng hào, nhưng bàn tay và chân của bé lại được thay đổi màu sắc lâu hơn một chút, điều này được lý giải là bởi các mạch máu đi đến bàn tay và bàn chân của bé hiện tại là rất nhỏ, và phải mất thời gian lâu hơn cho sự lưu thông máu khắp cơ thể bé. Nếu mẹ thấy mặt bé có dấu hiệu sưng, bao gồm cả mí mắt thì mẹ nên yên tâm vì hiện tượng này sẽ nhanh chóng hết đi trong vài ngày đầu. Nếu mặt hoặc đầu em bé bị thâm tím (bởi dụng cụ khi tiến hành lấy thai) thì các vết thâm tím này cũng sẽ nhanh chóng biến mất.
2. Cho trẻ bú sữa mẹ :
Mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt để bé có thể nhận được lượng sữa non bổ dưỡng. Nếu mẹ cảm thấy sữa về chậm thì trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú. Hầu hết trẻ sơ sinh cần được cho bú mỗi 2 – 4 tiếng và khoảng 8 – 12 lần trong ngày. Mẹ cũng lưu ý tư thế bú và cách bú đúng giúp bé hấp thụ được lượng dinh dưỡng cần thiết. Trẻ sẽ có những biểu hiện đánh thức mẹ khi bé muốn ăn nhưng không phải trẻ nào cũng vậy có một số trẻ được bố mẹ âu yếm, dỗ giành, nâng niu mới chịu bú.
Ảnh minh hoạ: internet
3. Chăm sóc rốn của trẻ mới sinh :
Đây cũng là một trong những điều mà các bà mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh khi mới sinh thì dây rốn của trẻ sẽ dần dần khô từ 7 đến 10 ngày và sau đó sẽ tự rụng sau khi cuốn rốn rụng các bà mẹ cần chăm sóc đừng để cho cuốn rốn bị ướt nếu có điều gì bất thường mẹ nên hỏi thăm bác sĩ nhé.
4. Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh
Thời gian ngủ trung bình của trẻ sơ sinh là 18 – 20 giờ mỗi ngày. Mẹ cần đặc biệt quan tâm đến giấc ngủ của trẻ vì nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Trước tiên mẹ cần phải để ý đến tư thế nằm ngủ của trẻ, đặt bé nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất dành cho bé. Bắt đầu từ tháng thứ 6, trẻ đã có thể lật nghiêng qua một bên hay nhổm đầu, ba mẹ đừng lo lắng khi thấy bé xoay người khi ngủ, điều đó chứng tỏ bé đã có đủ sức khỏe để lựa chọn một tư thế ngủ tốt nhất cho mình. Nhiều gia đình thường hay rung lắc nhằm giúp bé dễ ngủ hơn nhưng cần hạn chế vì hành động này sẽ khiến não của bé dễ bị tổn thương. Nhiệt độ trong phòng bé nên giữ trên 26 độ C là tốt nhất. Nếu quá nóng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên, gây nguy hiểm cho bé. Quá lạnh sẽ làm bé dễ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp. Nên cho bé nằm cạnh mẹ, giúp cho việc theo dõi và cho con bú dễ dàng hơn. Thêm vào đó, mẹ hãy chuẩn bị sẵn tinh thần về việc mẹ không thể ăn tùy thích, ngủ tùy thích mà mẹ sẽ phải phụ thuộc vào thời gian biểu của bé. Bé sẽ chẳng cho mẹ ngủ qua đêm đâu, nhất là tuần đầu tiên từ bệnh viện về nhà.
5. Cách chăm sóc da của trẻ sơ sinh
Da em bé rất mỏng và nhạy cảm nên ba mẹ cần chú ý và chăm sóc một cách cẩn thận. Khi ra đời, cơ thể bé được bao bọc bởi lớp chất “gây”, giúp giữ nhiệt và bảo vệ da cho trẻ. Do vậy mà ngay sau khi sinh, mẹ không nên tắm sạch lớp chất “gây” ấy. Nhưng sau khoảng 24 – 48 tiếng, trẻ phải được tắm sạch mỗi ngày do lúc này lớp chất “gây” lại là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Đặc biệt là trong khâu vệ sinh mẹ cần tiến hành cẩn thận để bảo vệ bé khỏi hăm tã. Bên cạnh đó mẹ nên kiểm tra các khiếm khuyết trên da. Ví dụ như các vết bớt, được hình thành sau khi sinh hoặc phát triển sau này, để mẹ có cách xóa chúng đi sớm cho trẻ.
6. Chăm sóc vệ sinh cho trẻ sơ sinh
Tắm là một phần không thể thiếu trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé. Tắm cho bé đúng cách có thể giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu và có một giấc ngủ ngon.Với những bé chưa rụng rốn có thể tắm bằng khăn, dùng khăn nhúng nước sạch và lau toàn thân bé. Đối với bé đã rụng rốn rồi có thể tắm bằng chậu. Không nhất thiết mỗi ngày phải gội đầu cho bé, ngoại trừ khi thời tiết nóng. Khi trời lạnh chỉ nên gội đầu bé 2-3 lần một tuần. Vệ sinh mũi và tai: Không nên ngoáy bên trong mũi và tai em bé, chỉ cần làm sạch tai bằng cách sử dụng bông gòn thấm nước ngoài tai vì ráy tai là dịch tiết tự nhiên ở ống tai ngoài, có tính khử trùng và bảo vệ màng nhĩ khỏi cát bụi. Vệ sinh móng tay, chân: Không nên để móng tay, chân bé quá dài, bé sẽ tự cào xước da mình. Thời gian cắt móng tay cho bé là sau khi tắm, lúc này móng tay bé mềm.
Ảnh minh hoạ: internet
7. Chăm sóc cân nặng của trẻ
Giảm cân là hiện tượng hoàn toàn bình thường trong năm ngày đầu tiên của một đứa trẻ sơ sinh. Vì đây là giai đoạn những chất lỏng dư thừa trong cơ thể bé được tống ra ngoài. Bé giảm số cân không quá 10% trọng lượng sơ sinh của mình. Nhưng mẹ yên tâm là bé sẽ lấy lại được cân nặng khi sinh của mình sau 1 – 2 tuần. Nếu mẹ thấy bé liên tục giảm cân, mẹ cần đưa bé ngay tới bệnh viện để kiểm tra về dinh dưỡng.
8. Môi trường chăm sóc trẻ
Khi trẻ mới sinh ra, cơ thể trẻ rất yếu chưa thể thích nghi được môi trường bên ngoài. Vì lúc mang thai trẻ đưuọc nằm trong tử cung mẹ, thân nhiệt của trẻ luôn được ổn định, còn môi trường bên ngoài luôn thay đổi thất thường, chính vì thế mà trẻ luôn được giữ ẩm và được chăm sóc cẩn trọng. Tháng đầu tiên này, ngoài gia đình và y tá chăm sóc, các ông bố và bà mẹ tránh để trẻ tiếp xúc với nhiều người, bởi trẻ còn rất nhạy cảm, trẻ rất dễ dị ứng, hoặc khó chịu với người lạ. Nếu người lạ bị cảm cúm khi tiếp xúc với trẻ sẽ khiến trẻ bị lây nhiễm. Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, các bà mẹ nên hạn chế để trẻ tiếp xúc với người ngoài. Trẻ cần được ủ ấm trong vòng tay của mẹ hoặc để trẻ được chăm sóc tại phòng chăm sóc trẻ sơ sinh, nơi đây các y tá sẽ thay mẹ chăm sóc, giữ nhiệt cho trẻ luôn đủ ấm và cũng tránh được các tác nhân, môi trường không tốt bên ngoài.
9. Một số hiện tượng bình thường của trẻ sơ sinh
Mẹ sẽ thường thấy bé hay bị giật mình, ngay cả khi bé đang nằm trong phòng yên tĩnh hoặc có tiếng ồn. đây là một sự nhãy cảm của một đứa trẻ sơ sinh mới chào đời. Trẻ bị vấn đề hay bị dính mắt ,Mẹ nên biết đây là một biểu hiện mà hầu như bất kỳ một đứa trẻ nào cũng phải trải qua giai đoạn này gì tuyến nước mắt của trẻ đang hoạt động một cách linh hoạt và nhiều hơn. Do đó, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần làm sạch và massage một cách nhẹ nhàng mắt trẻ nhớ là rất nhẹ nhàng nhé gì lúc này tất cả mọi cơ quan trên cơ thể trẻ còn rất yếu ớt. Khuyến khích các mẹ nên đưa bé đi khám thường xuyên để đảm bảo an toàn và có cách chăm sóc trẻ sơ sinh thật đúng cách. Nếu mặt bé có dấu hiệu sưng, bao gồm cả mí mắt hoặc bé bị thâm tím do dụng cụ khi tiến hành lấy thai thì các thì mẹ yên tâm vì hiện tượng này sẽ nhanh chóng hết đi trong vài ngày đầu tiên.
10. Cho bé đi tiêm phòng:
Khi chào đời các trẻ thường được tiêm hai mũi tiêm ở bắp đùi. Hai mũi tiêm nay rất quan trọng cho trẻ vì trong đó một mũi vitamin K có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh xuất huyết trẻ sơ sinh, một mũi còn lại là chủng ngừa viêm gan B.
Ảnh minh hoạ: internet
11. Nói chuyện đùa vui với trẻ :
Khi mới sinh bé cần được làm quen với các gian quan nên mẹ phải nói chuyện đùa vui với trẻ mặt dù trẻ đã làm quen với giọng nói của bố và mẹ khi còn ở trong bụng mẹ, bộ nhớ của trẻ lúc này còn rất trong sáng và chưa có gì cho nên mỗi nụ cười và giọng nói của mẹ đều được ghi vào trong não của trẻ đấy đây được coi như là những bài học đầu tiên mà trẻ được học khi làm quen với môi trường mới.
12. Chăm sóc người mẹ
Người mẹ có khỏe thì em bé mới khỏe mạnh. Do đó thời gian sau khi sinh, việc tự chăm sóc sức khỏe bản thân là rất quan trọng đối với mẹ. Các chuyên gia y tế khuyên các mẹ nên uống thật nhiều nước và thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh. Điều này vừa giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe vừa giúp bạn có nguồn sữa mẹ dồi dào cho bé.
Nguồn: Tổng hợp