THEO DÕI NHIỆT ĐỘ CHO TRẺ

06/03/2015

THEO DÕI NHIỆT ĐỘ CHO TRẺ: - Bạn nên luôn luôn có dụng cụ đo nhiệt độ cho trẻ trong nhà để có thể theo dõi nhiệt độ cho trẻ bất cứ lúc nào. - Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh là 36,5 đến 37,5 độ. - Nếu lấy nhiệt độ nách: Đặt nhiệt kế ở nách trong khoảng 2 phút, nhiệt độ thật của trẻ bằng nhiệt độ nách cộng thêm 0,5 độ.

THEO DÕI NHIỆT ĐỘ CHO TRẺ
  • THEO DÕI NHIỆT ĐỘ CHO TRẺ: 
- Bạn nên luôn luôn có dụng cụ đo nhiệt độ cho trẻ trong nhà để có thể theo dõi nhiệt độ cho trẻ bất cứ lúc nào.
- Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh là 36,5 đến 37,5 độ.
- Nếu lấy nhiệt độ nách: Đặt nhiệt kế ở nách trong khoảng 2 phút, nhiệt độ thật của trẻ bằng nhiệt độ nách cộng thêm 0,5 độ.
- Nếu lấy nhiệt độ ở hậu môn: Nhẹ nhàng đặt nhiệt kế ở hậu môn trong 1 phút, nhiệt độ ở hậu môn chính là thân nhiệt của trẻ.
o Nếu nhiệt độ của trẻ thấp hơn 36,5 độ thì bạn cần ủ ấm cho trẻ.
o Nếu nhiệt độ lớn hơn 37,5 độ thì nên để trẻ thoáng, bỏ bớt chăn cũng như các quần áo dày, lau mát, cho trẻ bú nhiều hơn, uống thêm nước nếu cần và theo dõi nhiệt độ cho trẻ.
o Nếu nhiệt độ cao hơn 38 độ, trẻ bị sốt, cần lau mát ngay, dùng thuốc hạ sốt do bác sĩ chỉ định, sau đó đưa trẻ đến khám và điều trị ngay tại các cơ sở y tế nếu trẻ sốt kéo dài.
THEO DÕI TRẺ SƠ SINH VÀNG DA:
- Đây là tình trạng bệnh rất nguy hiểm, có nguy cơ tử vong, di chứng nặng nề.
- Ở trẻ đủ tháng, vàng da thường bắt đầu từ vùng đầu mặt, lan xuống cổ, ngực, bụng rồi ra tay chân. Khi vàng da đến đùi thì cần phải chú ý và nếu trẻ bị vàng đến cẳng tay cẳng chân thì phải đưa trẻ đến trạm y tế, còn khi vàng da lan đến lòng bàn tay bàn chân thì cần phải nhập viện ngay.
- Việc tắm nắng cho trẻ chỉ có thể điều trị được các trường hợp vàng da nhẹ nhưng có thể giúp các bậc phụ huynh theo dõi được mức độ vàng da dễ dàng hơn.
TIÊM PHÒNG CHO TRẺ VÀ THEO DÕI: 
- Vì sự an toàn của trẻ, các bậc phụ huynh cần đem trẻ đi tiêm phòng theo đúng lịch hẹn. Việc tiêm phòng phải được thực hiện theo đúng chỉ định và tuân thủ quy định.
- Sau tiêm chủng, trẻ có thể bị: Quấy khóc do đau, sốt nhẹ trong vòng 24 – 48 tiếng, nổi nốt cứng hay nốt dưới da, một số ít có biểu hiện nổi mẩn, ngứa, mề đay hay hồng ban, có thể rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mất ngủ, dễ bứt rứt khó chịu thoáng qua.
- Nhưng nếu trẻ có 1 trong các triệu chứng sau thì cần đem trẻ đến cơ sở y tế ngay: 
o Sốt cao trên 39 độ, có dấu hiệu sưng to, đỏ ửng quanh vết tiêm, co giật, tay chân lạnh, tím tái, khó thở, co lõm ngực, trẻ lừ đừ, bỏ bú, bứt rứt, quấy khóc nhiều không đáp ứng được thuốc giảm đau hạ sốt thông thường.
- Không nên tiêm chủng ngừa cho trẻ khi: Trẻ đang có bệnh cấp tính, viêm phổi , tiêu chảy. Khi trẻ đang được điều trị các lọai thuốc ức chế miễn dịch hoặc Corticoid liều cao và kéo dài quá một tuần. Khi trẻ bị HIV giai đoạn AIDS hoặc trẻ đang có bệnh ung thư, suy giảm miễn dịch.
 
go top