Các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần tham khảo

13/03/2020

Khám thai định kỳ là việc làm cần thiết và quan trọng với mỗi mẹ bầu. Đặc biệt mẹ tuyệt đối không nên bỏ lỡ những mốc khám thai sản quan trọng như lần khám thai đầu tiên, tuần 12, tuần 22, tuần 32… để nắm bắt được tình hình phát triển về sức khỏe cũng như hình thái của thai nhi

Các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần tham khảo
KHÁM THAI LẦN ĐẦU (THAI TỪ 8 – 11 TUẦN). KHI CÓ DẤU HIỆU MANG THAI
Có dấu hiệu mang thai: Thử que 2 vạch (chậm kinh7-10 ngày là chính xác nhất). Đi siêu âm ktra xem thai vào buồng tử cung hay chưa , loại bỏ chửa ngoài tử cung.
Trong lần khám thai này, mẹ bầu nên:
+ Đem theo danh sách các loại thuốc mình đang sử dụng để bác sĩ đánh giá mức độ an toàn.
+ Ghi chú lại ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối để bác sĩ tính ngày dự sinh.
+ Tìm hiểu về tiền sử bệnh lý của gia đình mình và gia đình chồng để bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán, lời khuyên.
Tuần > 6: siêu âm tim thai, mốc này sau 2 tuần là ktra tim thai 1 lần

KHÁM THAI LẦN THỨ 2 (THAI TỪ 12 – 15 TUẦN)
Đây là thời điểm duy nhất để thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán dị tật thai nhi, nếu sớm hơn hoặc trễ hơn, kết quả sẽ không còn chính xác.
Tuần 12: Siêu âm 5D đo độ mờ da gáy (biết đc các dị tật bẩm sinh) và làm doupletest sàng lọc dị tật
Tuần 15: Siêu âm ktra sự phát triển của thai.

KHÁM THAI LẦN THỨ 3 (THAI TỪ 16 – 21 TUẦN)
Mốc khám thai này giúp dự đoán nguy cơ bị Down và dị dạng nhiễm sắc thể của thai thông qua xét nghiệm Triple test. Xét nghiệm này chỉ có giá trị khi được thực hiện vào tuần thai 16-18. Đây là một xét nghiệm mang tính chất sàng lọc, có khả năng dự báo nguy cơ chứ không mang tính chất xác định chính xác.
Tuần 18: kiểm tra mặt mũi chân tay xem có bất thường hay không và làm Tripletest.

KHÁM THAI LẦN THỨ 4 (THAI TỪ 22 – 24 TUẦN). PHÁT HIỆN BẤT THƯỜNG VỀ THAI NHI
Đây là mốc khám đặc biệt quan trọng. Trong lần khám này, thai phụ sẽ được siêu âm 4D và làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể phát hiện những bất thường của bánh nhau, nước ối…
Tuần 22: siêu âm 4D, hình thái học kiểm tra dị tật tim bẩm sinh ( mốc này rất quan trọng ).
Tiêm uốn ván mũi 1 từ 22-26 tuần, mũi 2 cách mũi 1 - 1 tháng. Nếu mẹ bầu đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi mà chưa đủ 5 năm thì không cần phải tiêm nữa.

KHÁM THAI LẦN THỨ 5 (THAI TỪ 25 – 29 TUẦN)
Tuần 26: Siêu âm đánh giá trọng lượng thai và ối
Tuần 28: xét nghiệm tiểu đường thai kỳ (lấy máu 3 lần) Tiêm uốn ván mũi 2

KHÁM THAI LẦN THỨ 6 (THAI TỪ 30 – 32 TUẦN)
Tuần 32: xem ngôi thai rau ối, sau đó 2 tuần kiểm tra 1 lần

KHÁM THAI LẦN THỨ 7 (THAI TỪ 33 – 35 TUẦN). THỜI GIAN THÍCH HỢP THAM GIA LỚP HỌC TIỀN SẢN

Đây là thời điểm vô cùng thích hợp để mẹ tham gia lớp học tiền sản để bổ sung kiến thức thai kỳ cũng như tìm hiểu và trang bị những kỹ năng cần thiết cho quá trình “vượt cạn” và chăm sóc bé sau sinh trong thời gian tới.
xét nghiệm tìm vi khuẩn Streptococcus B. Đây là một xét nghiệm dành cho tất cả phụ nữ có thai, bởi khi cơ thể của mẹ vô tình nhiễm phải loại vi khuẩn này, sẽ không có bất cứ biểu hiện nào ra ngoài, tuy nhiên, nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, mẹ có thể truyền nhiễm loại vi khuẩn này sang cho em bé trong quá trình chuyển dạ, đặc biệt là đối với những mẹ thực hiện sinh thường.

KHÁM THAI LẦN THỨ 8 (THAI TỪ 36 – 37 TUẦN)
Từ tuần 36 _38 đi siêu âm 1 tuần 1 lần.
Tiếp tục sẽ được thực hiện những thăm khám, kiểm tra cần thiết để nắm bắt được sự phát triển của thai nhi, tình trạng nước ối và một số chỉ số sức khỏe của mẹ

KHÁM THAI LẦN THỨ 9 (THAI TỪ 38 – 39 TUẦN)
Đây là tuần thai khá gần với thời gian chuyển dạ, do đó, mẹ không nên bỏ qua mốc khám này. Lúc này em bé đã phát triển hoàn thiện, mẹ có thể có dấu hiệu chuyển dạ bất cứ lúc nào. Do đó, mẹ nên chuẩn bị tinh thần để đi sinh bất cứ lúc nào, nhất là đối với các mẹ sinh thường.
Từ tuần 38-40 siêu âm tuần 5-7 ngày để kiểm tra tim thai, lượng nước ối.
Trong thời kỳ mang thai thấy các dấu hiệu đau bụng, ra huyết cần đi khám ngay. Hoặc nếu đi tiểu buốt cũng cần đi khám vì có thể bị viêm đường tiết niệu vô cùng nguy hiểm.
Khi thấy đột ngột hết nghén, đầu ti thâm bỗng hồng hào trở lại thì đi khám ngay.

KHÁM THAI LẦN THỨ 10 (THAI TRÊN 40 TUẦN)
Đây chính là lần khám trước khi mẹ bước vào quá trình “vượt cạn”. Khi có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ sẽ nhập viện, lúc này các bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám, siêu âm thai, tổng phân tích nước tiểu, đo máy monitor cho mẹ. Tất cả các thăm khám, xét nghiệm ở lần khám thai này đều giúp bác sĩ đánh giá sức khỏe của mẹ và bé, chuẩn bị chu đáo cho quá trình giúp mẹ đón bé một cách an toàn, thuận lợi và nhanh chóng nhất.

KHÁM, SIÊU ÂM THAI NHI CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG?
Có không ít các bà bầu thắc mắc rằng “khám, siêu âm thai nhi có ảnh hưởng gì không”. Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh rằng siêu âm thai ảnh hưởng. Tuy nhiên, cũng không ai dám khẳng định rằng siêu âm là hoàn toàn vô hại đối với thai nhi.
Siêu âm không hề khiến họ đau hay có cảm giác khó chịu gì đặc biệt cho thai nhi. Tuy nhiên, nếu đi khám, siêu âm thai nhi quá nhiều sẽ gây tốn kém chi phí cho thai phụ. Việc đi lại khám, siêu âm nhiều lần cũng khiến các mẹ bầu bị mệt mỏi.
Vì thế, các bà mẹ mang thai không nên quá lạm dụng siêu âm.
Hi vọng rằng, những thông tin về các mốc khám thai quan trọng. Hi vọng sẽ giúp ích cho các mẹ bầu. Hãy lưu lại lịch khám thai định kỳ chuẩn, để tiện đi thăm khám.

NHỮNG ĐỒ ĂN CẦN TRÁNH KHI MANG THAI:

1. Đồ cay nóng, nước uống có ga, cafe, rượu, bia (bia có thể uống ít cho con sạch, da hồng).
2. Đồ lên men : dưa, cà, măng muối.
3. Mắm nêm, ruốc..
4. Rau ngót, ngãi cứu, dứa, nhãn, đu đủ xanh (co bóp tử cung gây sinh non). Hạn chế rau dền, rau má (quá mát).
5. Chuối xanh, sầu riêng, thịt dê (nóng, sau con sốt dễ bị giật kinh phong_ kinh nghiệm của người Hoa).
6. Đậu phộng (tăng nguy cơ bị dị ứng của trẻ).
7. Hạn chế đồ ngọt (tiểu đường thai kỳ).

 NHỮNG THỨ NÊN ĂN, UỐNG KHI MANG THAI:

1. Mỗi ngày một lý nước cam (tăng sức đề kháng).
2. Mỗi ngày một hộp sữa chua (kháng viêm, tăng lợi khuẩn cho vùng kín, hạn chế đc viêm nhiễm trong thời kỳ mang thai).
3. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày (tốt nhất nên uống nước ấm).
4. Bổ sung đầy đủ sắt, canxi theo chỉ dẫn của bs.
5. Các loại quả nên ăn: bưởi, bơ, chuối, táo đỏ, vú sữa, đu đủ chín, ổi, hồng xiêm (giảm đc viêm đường tiết niệu), lựu, sung.
6. Rau củ quả : cà rốt, khoái lang, bắp, rau lang (nhiều sữa, dễ sinh), xúp lơ xanh, rau họ nhà cải, nấm, rau muống, bầu....
7. Thịt bò, cá lóc, cá chép (an thai), cá hồi (giàu omega 3_ con thông minh), trứng gà, tim heo, hải sản (tôm, cua, ghẹ_ ăn vào 3 tháng giữa là tốt nhất)
8. Uống nước mía, nước dưà ở ba tháng giữa của thai kỳ: nước mía tuần 2_3 lần (nhiều quá dễ bị tiểu đường thai kỳ). Nước dừa (tuần 3_4 quả, giảm dần về 3 tháng cuối_ dễ bị máu loãng, băng huyết khí sinh).
9. K uống đc sữa bầu thì uống sữa tươi k đường (bs khuyên uống sữa tươi k đường vào con k vào mẹ)
10. Các loại hạt : hạnh nhân, óc chó, các loại đậu.

NHỮNG LƯU Ý KHÁC:
- Hạn chế qhtd 3 tháng đầu và cuối, 3 tháng giữa chọn tư thế thoải mái, tránh đè lên bụng, qh nhẹ nhàng.
- Siêng đi bộ cho xương chậu nở, dễ sinh nhưng cần đi lại nhẹ nhàng, 30' mỗi ngày là đủ.
- Nằm nghiêng phía bên trái_ tư thế tốt nhất cho mẹ và bé (kê thêm gối ở bụng, sau lưng, một cái kẹp giữa hai chân cho đỡ mỏi), tránh nằm ngửa vì thiếu oxy đến bé.
- Nên mua quần lót k có đường may (đổi hết sang màu trắng để dễ kiểm tra khí hư_ bầu hệ miễn dịch giảm dễ viêm nhiễm; quần màu trắng dễ nhìn thấy máu hoặc nước ối bị rỉ, thường xuyên kiểm tra đũng quần lót để kiểm tra bất thường) áo ngực bra, hoặc áo k gọng giúp thoải mái, dễ thở.
- Tuyệt đối k uống nước lá tía tô để dễ sinh vì nó gây băng huyết.
- Ăn dứa, chè mè đen, rau lang vào những tuần cuối của thai kỳ giúp dễ sinh (dứa tuần 39 hãy ăn).
- Tránh đi tự đi xe máy đường xa, nếu đi xe đò về quê thì nên đóng bỉm, hạn chế uống nước để ít đi tiểu.
- Nếu bị chuột rút, tê chân nấu nước nóng bỏ muối và gừng đập dập để ngâm, xoa bóp chân.
- Cảm cúm (nấu cháo tía tô, uống trà gừng_ hạn chế vì nóng, ăn tỏi), k xông hơ, cảm sốt 2-3 ngày k bớt nên đi khám bs.
- K tự tiện uống bất kỳ loại thuốc nào.
- Nghe nhạc k lời vào buổi sáng, tối vào một giờ cố định (mỗi lần 15-30'). Đọc truyện cổ tích, thơ, đồng dao trước khi đi ngủ. Vào 3 tháng cuối thay đổi: buổi sáng cho bé nghe nhạc tiếng anh, thiếu nhi, buổi tối nghề nhạc k lời. (Không cần mua tai nghe, bật nhạc ở đt, tv với âm lượng vừa phải vì mẹ nghe vừa thì bé sẽ thấy to vì âm thanh qua thành bụng, nước ối sẽ to hơn. Bật nhạc trên dt thì để xa bụng ra).
- Chơi các trò chơi trí tuệ như cờ vua, cờ caro, gam sudoku....để kích thích não bộ của bé phát triển.
- Ba mẹ thường xuyên nói chuyện, thủ thỉ vs thai nhi vừa giúp tăng cường tc giữa vck, giữa vck vs con cái.
- Không vê đầu ti, xoa bụng: kích thích co bóp tử cung gây sinh non.
- Hạn chế mua đồ bầu, khoảng 4_5 bộ đi làm, 4_5 bộ ở nhà là hợp lý ( đồ ở nhà cũng nên mua váy cho dễ mặc_ 3 tháng cuối bụng bự mặc quần khó lắm).
- Giữ lại tất cả phiếu siêu âm để bs tiện theo dõi và giữ lại làm kỉ niệm.
- Theo dõi cử động thai vào những h cố định, bé ít đạp hay đạp nhiều hơn bt thì nên đi kiểm tra.
- Xem các clip hướng dẫn cách rặn đẻ, chăm sóc trẻ sơ sinh để khỏi bỡ ngỡ.

ĐỒ CỦA BÉ:

1. Bao tay, bảo chân: 5-10 đôi.
2. Áo sơ sinh (cỡ số 1: 5-10 áo)
3. Khăn xô lớn để lau người bé khi tắm xong : 3 cái.
4. Khăn lông lớn để lót, đắp, làm gối cho bé : 5 cái.
5. Khăn xô nhỏ để lau mặt, vs cho bé: 30 cái (mua 2 màu để phân biệt, 10 cái lau mặt, 20 rữa đít).
6. Tả lót 2 mặt (một mặt vải, 1 mặt nilong) : 50 cái.
7. Tả vải (hình tam giác để đóng bỉm cho bé): 20 cái.
8. Quần chục : 10 cái.
9. Màn chụp : 1 cái.
10. Bình sữa: 1 cái hiệu pigeon (núm vú mềm, loại 120ml để phòng khi chưa có sữa cho con bú sữa ngoài)
11. Hộp sữa Nan của Nga 400ml : 1 hộp
13. Rơ lưỡi: 1 lốc.
14. Nước muối
15. Cồn 70 độ.
16. Dầu tràm.
17. Tăm bông của trẻ sơ sinh (dùng để vs mũi, tại cho bé).
18. Mũ che thóp : 5 cái.
19. Gạc vô trùng.
20. Chậu tắm 1 cái, chậu rữa mặt 1 cái.
21. Móc phơi đồ : 2 cái.
22. Tả sơ sinh: 1 bịch.
23. Khăn khô đa năng (loại khô để nhúng nước ấm vs cho bé): 3 hộp.
24. Nhiệt kế.
25. Đồ hút mũi.

CHUẨN BỊ ĐỒ CHO MẸ VÀ BÉ ĐỂ ĐI SANH

ĐỒ CỦA MẸ:
1. 3 bộ đồ dài tay, chân
2. Tất 3 đôi
3. Quần lót dùng 1 lần 3 bịch (mỗi bịch 10 cái).
4. Bvs mama: 1 bịch.
5. Bông nhét tai.
6. Hai giỏ nhựa có quai (1 cái để xách đồ đi viện)
go top