NHỮNG LỜI KHUYÊN PHÒNG CHỐNG CÁC BỆNH THÔNG THƯỜNG:
- Phòng ngừa các bệnh đường hô hấp: Giữ ấm trẻ khi trời lạnh, cho trẻ ăn uống đầy đủ. Đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất khi có biểu hiện: thở nhanh, co rút lồng ngực, bú kém, bỏ bú, không uống được, tím tái.
● NHỮNG LỜI KHUYÊN PHÒNG CHỐNG CÁC BỆNH THÔNG THƯỜNG:
- Phòng ngừa các bệnh đường hô hấp: Giữ ấm trẻ khi trời lạnh, cho trẻ ăn uống đầy đủ. Đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất khi có biểu hiện: thở nhanh, co rút lồng ngực, bú kém, bỏ bú, không uống được, tím tái.
- Phòng bệnh tiêu chảy: Tiếp tục cho bú mẹ. Uống thêm nước chín, giúp trẻ rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh.
o Khi trẻ bị tiêu chảy: Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ. Cho uống dung dịch Oresol ngay lần đầu tiêu chảy và sau mỗi lần đi tiêu lỏng theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị nếu trẻ có dấu hiệu: môi khô, mắt trũng, tiểu ít, thóp lõm, khát nước nhiều.
● CẤP CỨU SẶC SỮA (SẶC THỨC ĂN LỎNG):
- Sặc sữa là tai biến có thể xảy ra trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ. Các bà mẹ cần phải nhận biết và sơ cứu ngay tại chỗ trước khi đem trẻ đến cơ sở ý tế để được tiếp tục điều trị.
- Cách nhận biết: Trẻ đang bú, sau bú đột ngột ho, sặc sụa, tím tái, có thể thấy sữa trào ra mũi, miệng, trẻ đột ngột tím tái. Trẻ đang ngủ sau bú có thể ọc, sau đó sặc hoặc đột ngột ngưng tim ngưng thở.
- Vỗ lưng: Đặt trẻ nằm sấp trên tay hoặc đùi của bạn. Đầu trẻ ở vị trí thấp hơn thân, cổ ngửa. Khum bàn tay phải, vỗ5 cái vào lưng trẻ ở khoảng giữa 2 xương bả vai.
- Ấn ngực: Lật trẻ nằm ngửa bằng cách đỡ đầu trẻ và kẹp giữa 2 đầu gối để đầu thấp hơn thân. Quan sát vùng họng và mũi trẻ: nếu có sữa thì hút sạch. Dùng 2 ngón bàn tay phải ấn mạnh ở vùng giữa dưới ức 5 lần.
- Nếu hồng hào trở lại, khóc tốt: Không cần làm tiếp.
- Nếu trẻ vẫn còn tiếp tục chưa thở được: Tiếp tục thực hiện vỗ lưng ấn ngực. Sau cấp cứu nếu trẻ suy hô hấp thì cần đem trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị thêm nếu cần.