LỢI ÍCH CỦA SỮA MẸ

06/03/2015

Lợi ích của sữa mẹ: - Sữa mẹ luôn hoàn hảo và tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. - Nên cho trẻ tiếp xúc da kề da và mút vú mẹ sớm ngay trong vòng 1 giờ sau khi sinh. Động tác bú của bé rất cần thiết để kích thích tuyến vú của mẹ tạo sữa. Do vậy nếu trẻ bú mẹ càng sớm và càng thường xuyên thì mẹ càng mau có đủ sữa cho trẻ. Việc cho bú mẹ sớm còn giúp cho tử cung của mẹ co tốt hơn và giúp mẹ chậm có thai trở lại cũng như giúp giảm được một số nguy cơ bệnh tật. Nên cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú mẹ cho đến khi trẻ được 2 tuổi.

LỢI ÍCH CỦA SỮA MẸ
 1. Lợi ích của sữa mẹ: 
- Sữa mẹ luôn hoàn hảo và tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Nên cho trẻ tiếp xúc da kề da và mút vú mẹ sớm ngay trong vòng 1 giờ sau khi sinh. Động tác bú của bé rất cần thiết để kích thích tuyến vú của mẹ tạo sữa. Do vậy nếu trẻ bú mẹ càng sớm và càng thường xuyên thì mẹ càng mau có đủ sữa cho trẻ. Việc cho bú mẹ sớm còn giúp cho tử cung của mẹ co tốt hơn và giúp mẹ chậm có thai trở lại cũng như giúp giảm được một số nguy cơ bệnh tật. Nên cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú mẹ cho đến khi trẻ được 2 tuổi. 
- Sữa mẹ cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết và thích hợp nhất cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ giúp trẻ kháng được nhiều bệnh nhất là các bệnh nhiễm trùng, đồng thời giúp trẻ phát triển hài hòa, gắn kết tình cảm của mẹ và con. 
- Nhìn chung sữa mẹ có các lợi ích sau: 
o Là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, thích hợp cho trẻ, nhất là sữa non sau sinh.
o Dễ tiêu hóa và ít gây dị ứng. 
o Chứa nhiều kháng thể giúp trẻ phòng được nhiều bệnh tật nhất là trong những ngày tháng đầu đời.
2. Cách cho trẻ bú: 
- Chỉ nên cho trẻ bú ngay giờ đầu sau sinh. Có thể lúc này bà mẹ còn mệt mỏi nhưng đứa trẻ đã bắt đầu đòi bú. Nếu trẻ khỏe thì phản xạ mút sẽ mạnh. Những giọt sữa đầu tiên chưa thực sự dồi dào, nhưng lại chứa nhiều chất bổ dưỡng và kháng thể. 
- Không nên xin sữa của bà mẹ khác cho con mình bú vì có nhiều bệnh có thể lây qua sữa mẹ. 
- Sau những cữ bú đầu tiên, động tác mút của trẻ và sự phục hồi sức khỏe của mẹ sẽ làm 2 bầu vú lên sữa. Sữa được hình thành sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu hàng ngày của trẻ. 
3. Tư thế hàng ngày cho bú: 
- Cần chọn tư thế sao cho cả mẹ và bé đều thoải mái, giúp bé bũ dễ dàng và hiệu quả hơn, mẹ được thư giãn mà không bị đau lưng hay tê tay, tê chân.
- Có thể cho trẻ bú ở tư thế ngồi hay tư thế nằm. 
- Đảm bảo trẻ ngậm vú đúng: Miệng trẻ há rộng, ngậm cả quần vú, cằm chạm sát vú mẹ, môi dưới của trẻ đưa ra ngoài.
- Trẻ mút đều đặn, hai má căng, bà mẹ có thể nghe tiếng nuốt sữa.
- Nên cho trẻ bú hết một bên vú, nếu chưa nó thì cho bú tiếp vú còn lại.
4. Số lần cho trẻ bú:
- Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu (khi trẻ đòi bú). Cho trẻ bú cả ngày lẫn đêm.
- Thông thường trẻ bú mẹ sau mỗi 2 -3 giờ, mỗi lần từ 15 – 30 phút.
- Nếu trẻ bú quá nhiều thì nên đánh thức và cho bú 3 giờ một lần. Nếu trẻ không bú 2 cữ hay phản xạ yếu…thì nên cho trẻ đi khám bác sĩ.
5. Làm sao biết trẻ đã bú hết sữa:
- Trẻ mút vú có hiệu quả và nuốt sữa tốt.
- Trẻ ngủ êm sau khi bú mẹ.
- Trẻ đi tiểu nhiều khi bú sữa (ít nhất 2 – 4 lần/ ngày) và có đi tiêu.
- Trong tuần đầu trẻ có thể sụt cân sinh lí khoảng 5 – 10% và nếu bú đủ sữa thì sẽ bắt đầu tăng cân sau đó.
6. Cho trẻ ợ hơi sau bú:
- Nên cho trẻ ợ hơi sau bú để tránh trẻ bị chướng hơi, khó chịu và nôn trớ.
- Cần cho trẻ ở tư thế đầu cao và vỗ lưng cho trẻ ợ hơi trong hay sau khi cho bú.
- Chú ý cho trẻ nằm đầu chếch khoảng 15 độ đến 30 độ khi trẻ ngủ sau cữ bú để tránh nguy cơ hít sặc cho trẻ nôn trớ.
7. Giữ cho mẹ không bị mất sữa khi trẻ phải cách ly:
- Việc giữ nguồn sữa mẹ cho trẻ khi trẻ phải tạm thời cách li với mẹ là rất quan trọng.
- Việc này cũng có thể xảy ra ở các bà mẹ đi làm sớm hay có con chưa cai sữa, nhất là các bà mẹ đi làm công sở.
- Hãy chịu khó vắt sữa gởi ngay đến cho trẻ mỗi 3 giờ 1 lần. Nếu bạn phải đi làm cũng vậy, nếu biết cách lưu trữ bảo quản thì con bạn có thể tận dụng nguồn sữa quý giá.
Bảo quản và lưu trữ sữa mẹ phải được thực hiện theo những hướng dẫn sau đây:
- Lưu trữ, bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ mát, trong bình đá hay trong tủ lạnh.
- Trước khi vắt sữa hay hút sữa thì phải rửa tay sạch, lau sạch đầu vú và quầng vú.
- Chỉ đựng sữa trong bình thủy tinh hay nhựa đã được khử trùng có nắp đậy.
- Lưu ý: Trước khi cho trẻ bú, cần hâm nóng sữa. Không nên cho trẻ bú sữa khi đã quá thời gian lưu trữ.
 
 Nhiệt độ bảo quản
 
 25-27 độ
 
20-22 độ
 
15-16 độ
 
 4 độ
 
 0 độ
Thời gian tối đa có thể lưu trữ
 
4 giờ
 
10 giờ
 
24 giờ
 
120 giờ

2 tuần
 
- Cách hâm nóng sữa mẹ: Tuyệt đối không đun sôi trên bếp vì sẽ hủy hoại các thành phần lợi trong sữa, nhất là các kháng thể và các lọai vi chất khác.
- Nên làm ấm sữa trong bình chứa bằng cách ngâm cả bình trong một ca nước ấm sao cho nhiệt độ trong bình sữa mẹ không quá 40 độ.
- Nếu sữa mẹ đã đông lạnh thì làm tan băng bằng cách cho bình sữa vào ca nước sôi, khi đã tan thì nên lắc đều và đảm bảo phải thử nhiệt độ bằng cách nhỏ vài giọt vào mu bàn tay người cho trẻ bú để chắc rằng sữa không quá nóng trước khi cho cho bú. Chỉ nên làm lượng sữa mà trẻ cần bú trong cữ bú đó. Nếu nghi ngờ sữa đã bị chua hay hư thì phải kiểm tra ngay, nếu đúng thì không được cho trẻ bú.
- Mẹ cần ăn uống đầy đủ các nhóm thức ăn, đầy đủ số lượng và đảm bảo chất lượng dinh dưỡng trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Tránh kiêng quá mức nếu không cần thiết và uống thêm sữa để bỏ sung dinh dưỡng.
 
go top