NHỮNG THÓI QUEN GIÚP TRẺ NHANH BIẾT NÓI MẸ CẦN BIẾT ?

26/03/2016

NHỮNG THÓI QUEN GIÚP TRẺ NHANH BIẾT NÓI MẸ CẦN BIẾT ?
Sau một thời gian nuôi dạy trẻ, bố mẹ, ông bà và người thân sẽ thật hạnh phúc khi được nghe những tiếng nói đầu tiên của bé. Tuy nhiên, không ít trẻ chậm nói khiến gia đình lo lắng. Dưới đây là 5 bí quyết giúp trẻ nhanh biết nói mà các bậc cha mẹ nên biết.
 
Làm thế nào để trẻ nhanh biết nói?
Khi chưa chào đời, tai và não của bé đã được kích hoạt phản ứng với các âm thanh? Chính vì thế, trò chuyện với bé ngay khi bé vừa sinh ra rất tốt cho bé. Theo nghiên cứu của vị tiến sĩ nhi khoa Melinda Caskey ở trường Đại học Brown tại Mỹ đã chỉ ra rằng “Nói càng nhiều càng tốt cho bé. Bé hấp thụ nhiều hơn bạn nhận ra”.
 
Dạy bé nói từ những tình huống đơn giản nhất: Trẻ con luôn thích khám phá, chúng dễ dàng bị thu hút bởi những đồ vật “mới lạ” xung quanh. Bạn hãy để ý ánh mắt của bé. Khi chúng nhìn chằm chằm vào một vật nào đó, bạn hãy khéo léo đưa ra thông tin về đồ vật ấy cho bé. Ví dụ khi bé nhìn chằm chằm vào một quả bóng, bạn có thể lấy quả bóng cho bé nghịch, đồng thời hãy mô tả về màu sắc, hình dáng…của quả bóng bằng những từ ngữ đơn giản. Sau đó, bạn có thể hỏi lại bé quả bóng màu gì? Nó là hình gì?…
 
Ngoài ra, khi bạn làm việc gì đó, bạn có thể vừa làm vừa kể với bé. Ví dụ bạn đang rửa bát, bạn hãy hỏi bé có biết bạn đang làm gì không. Sau đó bạn hãy trả lời rằng bạn đang rửa bát. Bé sẽ rất nhớ những gì bạn nói.
 
Tạo ra các cuộc hội thoại: Bạn nên tạo ra các cuộc hội thoại để bé nghe và trả lời. Ví dụ khi bạn cho trẻ ăn cháo, bạn có thể nói “Cháo ngon không con”. Bé có thể đáp lại “ ư…ư” thì bạn hãy nói “Đúng rồi. cháo ngon lắm”. Sau đó bạn có thể đổi ngay sang các câu hỏi khác mà không cần nói chuyện theo một chủ đề nhất định. Tạo ra các cuộc hội thoại giúp bé phát triển tư duy và cho bé cảm giác bạn quan tâm những gì bé nói. 
 
Đọc sách cho bé nghe: Trong những tháng đầu đời, đọc sách cho con nghe không phải là để bé hiểu cốt truyện hay những trải nghiệm trong đó. Đọc sách cũng là cách để bạn có thể trò chuyện và dạy con về các sự vật có trong hình ảnh của sách. Ví dụ trong trang sách có hình ảnh của cái cây, ngôi nhà và các chú chó, bạn có thể chỉ cho bé “ Đây là ngôi nhà” rồi hỏi bé “ Ngôi nhà đẹp không con”, “Đây là con chó”, “con chó nó sủa thế nào”…Phương pháp này giúp bé có thể hình dung được hình ảnh của sự vật, hơn nữa vốn từ vựng trong câu chuyện rất phong phú, bé sẽ được tiếp xúc với nhiều từ mà bố mẹ thường ít sử dụng hằng ngày.
 
 day-be-nhanh-biet-noi.jpg
 
Thường xuyên cho trẻ nghe nhạc để trẻ nhanh biết nói: Có thể bạn không biết nhưng các bé rất thích nghe nhạc đấy, đặc biệt là những bản nhạc có tiết tấu vui nhộn, bé sẽ lắc lư, nhịp nhàng theo điệu nhạc để cảm nhận giai điệu, ngôn từ trong đó. Thường xuyên cho trẻ nghe nhạc vừa có tác dụng phát triển ngôn từ của trẻ vừa kích thích trẻ nhanh biết nói một cách hiệu quả đấy, có nhiều trẻ còn biết ê a theo điệu nhạc trước khi biết nói nữa mà.
 
Thường xuyên đưa trẻ đến những nơi công cộng: Đó có thể là những bữa tiệc của gia đình, siêu thị, công viên, … đây là cách giúp trẻ phát triển sự tự tin, nhanh nhẹn, không ngại giao tiếp sau này, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với những điều mới lạ, kích thích khả năng ham học hỏi, ham tìm hiểu và phát triển ngôn ngữ, hình thành kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả hơn, nhanh biết nói hơn. Thực tế, những đứa trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, thường xuyên được đến những nơi công cộng, đông người vẫn nhanh biết nói hơn những đứa trẻ vốn nhút nhát, e ngại giao tiếp đấy.
 
Động viên trẻ để trẻ nhanh biết nói: Để trẻ nhanh biết nói, khi trẻ biết bập bẹ, ê a những tiếng đầu tiên, dù đôi khi phải rất cố gắng bạn mới dịch ra được trẻ đang nói gì nhưng hãy động viên trẻ bằng những lời khen, bằng tiếng vỗ tay để trẻ biết mình đang làm đúng và cố gắng hơn. Và mỗi khi trẻ tiến thêm một bước trong tiến trình tập nói, bạn cần ghi nhận, khen ngợi trẻ nhé, trẻ sẽ rất thích thú và nói tốt hơn, nói nhiều hơn đấy, tâm lý chung của trẻ là thích được khen mà.
 
 dong-vien-tre-de-tre-nhanh-biet-noi.jpg
 
Hát cho trẻ nghe và dạy trẻ hát: Để trẻ nhanh biết nói, bạn hãy thường xuyên hát cho trẻ nghe những bài hát vui nhộn, ngôn từ dễ hiểu, trong sáng dành cho thiếu nhi, hãy hát đi hát lại và dạy trẻ hát theo bạn. Cứ như thế, dần dần sẽ thuộc lời bài hát, góp phần làm phong phú vốn từ của trẻ một cách hiệu quả, từ đó kích thích trẻ nhanh biết nói, nói tốt hơn, nói hay hơn đấy nhé.

Những mốc phát triển ngôn ngữ bé cần đạt được:
Dưới đây là những mốc phát triển ngôn ngữ từ khi bé trào đời, các mẹ có thể dựa vào đó để theo dõi mức độ phát triển của con.
 
3 tháng tuổi: Trẻ lắng nghe giọng nói, quan sát biểu cảm gương mặt khi bạn nói và nhận biết những âm thanh khác xung quanh mình. Trẻ sơ sinh thường thích nghe giọng nữ giới và những âm thanh bé nghe được từ khi còn trong bụng mẹ.
 
6 tháng tuổi: Bé bắt đầu bập bẹ những âm thanh khác nhau và nhận biết khi có người gọi tên bé. Cha mẹ thường nhầm lẫn rằng đó là những tiếng nói đầu tiên của con được nhưng thực tế đó chỉ là những âm thanh ngẫu nhiên và không thực sự có ý nghĩa.
 
9 tháng tuổi: Sau 9 tháng bé có thể hiểu một số từ cơ bản, trẻ cũng dùng nhiều âm thanh hơn, nhiều tông giọng hơn để thể hiện cảm xúc.
 
12 tháng: Hầu hết các bé đã có thể nói những tiếng đơn giản đầu tiên và hiểu những gì chúng nói. Con sẽ làm theo hoặc ít nhất là hiểu được những yêu cầu của mẹ.
 
18 tháng: Ở độ tuổi này bé có thể nói đến 10 từ, có thể chỉ vào người, vào vật mà mẹ gọi tên. Bé cũng học cách bắt chước giọng nói và ngôn ngữ của mẹ, thường là những tiếng cuối cùng trong 1 câu.
 
2 tuổi: Bé có thể tự xâu chuỗi các từ cho 1 cụm, hoặc câu ngắn từ 2-4 chữ.
 
3 tuổi: Thời điểm này, vốn từ của bé tăng lên nhanh chóng, con có thể hiểu được cả những từ trừu tượng, đa nghĩa.
 
Nguồn: tổng hợp

Tin được quan tâm

Tin tức khác

go top