Bộ Y tế khuyến cáo những thai phụ không nên gây tê tủy sống khi sinh mổ - nguyên nhân và các biến chứng

04/07/2017

Thông tin này được nêu rõ trong văn bản do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến ký cuối tháng 6 vừa qua về việc áp dụng phương pháp vô cảm (trong đó phổ biến nhất là gây tê tủy sống) trong mổ lấy thai.

Theo đó, sau khi tiến hành theo dõi, giám sát và thẩm định những trường hợp sản phụ tử vong tại các địa phương cũng như tiếp thu ý kiến phản ánh của một số đơn vị, Bộ Y tế nhận thấy, trong số các trường hợp mổ lấy thai (mổ bắt con) bằng phương pháp gây tê tủy sống trên các sản phụ có các triệu chứng sản giật, tiền sản giật nặng, rau bong non, có rau tiền đạo thể bán trung tâm hoặc trung tâm,… có nguy cơ cao xảy ra một số tai biến như bệnh cảnh của tắc mạch ối, ngừng tim, rối loạn đông máu, suy đa tạng.
Vì vậy Bộ Y tế đề nghị các đơn vị y tế trên toàn quốc (Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Cục Quân y trực thuộc Bộ Quốc Phòng; Cục Y tế trực thuộc Bộ Công an; cơ quan y tế của các bộ ngành) chỉ đạo các các đơn vị y tế có triển khai phương pháp phẫu thuật bắt con (bao gồm cả bệnh viện ngoài công lập) áp dụng phương pháp gây mê nội khí quản đối với những sản phụ nói trên, không được thực hiện phương pháp gây tê tủy sống nhằm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng với sản phụ đẻ mổ.

Gây tê tủy sống là gì?
Kỹ thuật gây tê tủy sống từng được đánh giá là nhiều lợi điểm so với kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng do đó được áp dụng nhiều trong mổ lấy thai có kế hoạch.
Khi mổ đẻ, các bác sĩ sẽ có thể tiến hành gây tê tủy sống, hay còn gọi là phương pháp gây tê vùng. Họ sẽ tiêm thuốc vào vùng dịch não tủy ở vị trí giữa lưng để gây tê cục bộ. Cách này nhằm giúp sản phụ vẫn tỉnh táo và điều hòa huyết áp cũng như nhịp tim trong quá trình mổ lấy thai. Trước nay, đây vẫn là phương pháp được áp dụng trong hầu hết ca sinh mổ nhằm giảm thiểu xác suất nguy hiểm xảy ra cho thai nhi khi ra ngoài bụng mẹ.
Chính vì điều này mà không chỉ có các mẹ, các bác sĩ cũng tin gây tê tủy sống là phương pháp cần phải được áp dụng khi mổ bắt con. Tuy nhiên, hệ quả sau đó đã có nhiều cảnh báo trên khắp thế giới. Và động thái cấm mới nhất từ phía Bộ Y tế lại càng khẳng định thêm điều này.
Tác dụng phụ khi gây tê tủy sống trong sinh đẻ
Sau khi thuốc được tiêm vào tủy sống sẽ làm phong bế mạnh mẽ hệ giao cảm, dẫn tới hạ huyết áp. Sau khoảng 30 phút, các mẹ sẽ có cảm giác khó đi tiểu, nôn mửa, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, khó thở và vùng lưng tại vị trí tiêm thuốc tê đau buốt.
Trong số ít trường hợp, các mẹ phản ứng mạnh với thuốc tiêm còn có thể dẫn đến suy tuần hoàn, rối loạn nhịp tim, hôn mê và cuối cùng là bị co giật (Cái này theo mô tả của một số mẹ chứng kiến cảnh bà đẻ chết trên bàn sinh là giãy đành đạch đấy ạ!). Tất nhiên, trong những trường hợp này, nếu các bác sĩ không can thiệp kịp thời, nguy cơ tử vong cả mẹ lẫn con đều rất cao.

Biến chứng của gây tê tủy sống sau sinh
Không chỉ chịu biến chứng vài ngày sau sinh, tiêm gây tê tủy sống trong sinh đẻ còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm về sau. Theo bác sĩ Mark Rosen (Đại học Y Sanfrancisco, California, Mỹ), những biến chứng của gây tế tủy sống sau sinh thậm chí còn nguy hiểm hơn rất nhiều và nó có thể kéo dài từ vài tuần cho tới tận vài năm.
  • Đau đớn tột cùng: Phương pháp gây tê tủy sống, tức vô cảm tủy sống sẽ làm phong bế hệ cảm giác, giúp các mẹ cảm thấy bớt đau hơn. Nhưng vì lý do nào đó, khách quan hay chủ quan có thể khiến hệ cảm giác chỉ được phong bế một phần và thay vì giảm đau, các mẹ sẽ phải chịu những cơn đau đớn tột cùng.
  • Đau lưng: Không chỉ sản phụ sinh mổ mà ngay cả những người sinh thường cũng phải chịu chứng đau lưng dưới khủng khiếp sau khi “vượt cạn”. Một số yếu tố dẫn tới đau lưng dưới hậu sản gồm sinh nhiều lần, đa thai, thay đổi ở dây chằng, trọng lượng thai, tăng cân trong lúc mang thai,…
  •  Liệt thần kinh sọ: Do bị kéo căng do thất thoát dịch não tủy, thần kinh vận nhãn ngoài chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau khi được tiêm gây tê tủy sống. Dấu hiệu rõ ràng nhất của chứng liệt thần kinh sọ này là chứng “song thị”, tức nhìn 1 thành 2. Nó có thể kéo dài từ 3 – 10 ngày sau khi tai biến, nhưng cũng có thể kéo dài đến hàng tháng hoặc bị ám điểm vĩnh viễn. Theo thống kê, trong những trường hợp được gây tê tủy sống khi sinh mổ, có từ 0,4 - 9,1% trường hợp bị ảnh hưởng thần kinh tiền đình ốc tai. Đặc biệt, trong số này, hết 14% trường hợp bị giảm thính lực trầm trọng.
  •  Nhức đầu: Các phương pháp đẻ không đau, trong đó có tiêm gây tê tủy sống trong nói chung có thể gây ra những cơn đau đầu sau sinh. Điều đó là do mạch máu thứ phát và áp lực nội sọ giảm mạnh. Trong một số trường hợp, đau đầu còn đi kèm với triệu chứng co thắt và đau cơ cột sống. Chắc chắn điều này sẽ khiến các mẹ sau sinh rất khó chịu và mệt mỏi. Biến chứng này có thể xuất hiện trong vài tuần nhưng cũng có thể kéo dài nhiều năm. Nếu được chữa trị thì nó sẽ lành tính, nếu không, về lâu dài sẽ gây ra tụ máu ngoài màng cứng hoặc bệnh lý thần kinh sọ.
  • Tổn thương thần kinh: Không phải điểm gây tê nào được thực hiện cũng chính xác 100% và do đó nó sẽ khiến rễ thần kinh, chóp tủy cùng tủy sống bị chấn thương nghiêm trọng. Với biến chứng này, có thể phục hồi được nhưng không thể được như trước vì tủy sống và thần kinh đã bị tổn thương vĩnh viễn.
Nếu đã từng bị gây tê tủy sống, phải làm sao để giảm tác dụng phụ đáng sợ?
Các chuyên gia sản khoa khuyên nếu đã tiêm gây tê tủy sống khi sinh, các mẹ nên dùng thuốc giảm đau khi cơn đau vượt ngưỡng chịu đựng. Những loại thuốc giảm đau có chứa thành phần caffeine sẽ làm co mạch máu não và giảm áp lực trong não.
Song song với giải pháp tạm thời đó, các mẹ nên chịu khó, làm siêng tập thể dục đều đặn mỗi ngày với cường độ vừa phải. Sau sinh dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý và không nên ở một tư thế quá lâu, nhất là tư thế ngồi.
Nếu bị tổn thương hệ thần kinh sau khi tiêm gây tê tủy sống, ngoài tập thể dục theo hướng dẫn của các bác sĩ vật lý trị liệu, các mẹ nên uống đủ nước, mát-xa liệu pháp để giảm tê đau.
Babycare Việt Nam tổng hợp

Tin được quan tâm

Tin tức khác

go top