MẸ BẦU ỐM NGHÉN ĂN SAO CHO KHỎE?

20/08/2016

Ốm nghén là hiện tượng buồn nôn thường gặp của 70% các mẹ bầu trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu. Sau 12 tuần thai, triệu chứng này sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, ở một số người, nó lại diễn ra nghiêm trọng và khó kiểm soát. Trường hợp này rất dễ dẫn đến tình trạng mất nước, giảm cân (5% hoặc nhiều hơn), cũng như thiếu hụt dinh dưỡng. Vì vậy, 5 lưu ý trong thiết kế khẩu phần ăn hợp lý sau đây giúp các mẹ phần nào giải tỏa cơn ốm nghén của mình.

MẸ BẦU ỐM NGHÉN ĂN SAO CHO KHỎE?
1. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày

(Nguồn internet)
 

Cảm giác đói có thể làm cho bạn thấy buồn nôn hơn, vì vậy hãy thử bắt đầu ăn trước khi mẹ bầu cảm thấy đói, hay ngay khi thèm 1 món ăn nào đó. Ngoài ra, mẹ bầu cũng chỉ nên ăn vừa đủ, không để quá no hay ăn quá nhiều để giữ cho dạ dày không quá đầy. Uống 1 ly sữa nóng trước khi ngủ giúp trung hòa axit trong dạ dày cũng làm cho mẹ bầu ngủ ngon, không bị cảm giác buồn nôn “quấy rầy” suốt cả đêm.
2. 7 loại thực phẩm làm “vua chống nghén”
(Nguồn internet)

Gừng là lựa chọn số một trong thực đơn chống nghén của mẹ bầu. Là thực phẩm có vị cay, tính ấm, có công dụng tiêu trừ đàm, chữa chứng nôn mửa, gừng có tác dụng giảm co thắt cơ dạ dày, hạn chế tình trạng buồn nôn mà các mẹ bầu thường mắc phải.
Bên cạnh đó, các mẹ có thể dùng lá tía tô hãm nước uống thay trà hay làm gia vị cho các món ăn hằng ngày do tía tô có vị cay, tính ấm, có công dụng an thai, loại trừ đàm trong cơ thể, tránh buồn nôn.
Ngoài ra, rễ cây lau sậy, củ cải, bí đao, vỏ cam quýt (trần bì), quả chanh cũng có tác dụng an thai, chống nôn tốt.
3. Uống 2 lít nước mỗi ngày
(Nguồn internet)

Chứng nôn mửa khi ốm nghén gây thất thoát lượng nước rất lớn trong cơ thể mẹ. Tình trạng thiếu nước dễ khiến bà bầu bị đau đầu, buồn nôn, chuột rút, phù nề và chóng mặt. Vậy nên, bổ sung tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày giúp bù đắp lượng nước và khoáng chất mà mẹ còn thiếu. Nên nhớ rằng, các mẹ cần tránh uống quá nhiều nước trong một lần uống, hạn chế uống nước ngọt có gas hay các loại thức uống chứa cồn. Tốt nhất, các mẹ nên chọn mua các loại nước khoáng uy tín trên thị trường để sử dụng.
4. Tránh xa các món gây buồn nôn
Mẹ bầu cần tránh xa các loại thực phẩm nhiều chất béo, cay, có mùi mạnh và có màu sắc không hấp dẫn. Thậm chí các loại thực phẩm trước đây bạn yêu thích có thể sẽ trông có vẻ không ngon miệng và làm bạn buồn nôn khi nghĩ hoặc ngửi thấy chúng. Mẹ bầu cũng nên tránh xa rượu, vì không chỉ có nguy cơ mang lại dị tật cho thai nhi, loại thức uống này còn làm cho tình trạng buồn nôn thêm trầm trọng.
5. Sử dụng vitamin bổ sung
(Nguồn internet)

Trong quá trình mang thai, tất cả các loại vitamin, khoáng chất đều quan trọng đối với bà bầu nhưng đa phần đều cho rằng sắt, canxi, acid folic hoặc magie, vitamin D là quan trọng nhất và thường bổ sung các chất này nhiều hơn. Mẹ bầu uống đủ 2 viên canxi hàm lượng cao một ngày vẫn có thể bị thiếu canxi vì bạn không bổ sung vitamin D hoặc uống chung với thành phần không dung nạp canxi.
Các bà bầu nên lựa chọn các loại vitamin tổng hợp có đầy đủ các khoáng chất sắt, canxi, magie, kẽm, acid folic và các loại vitamin A, B, C, D, E thay vì bổ sung từng loại viên theo kết quả xét nghiệm về độ thiếu hụt dưỡng chất. 

Tin được quan tâm

Tin tức khác

go top