CÁCH TẮM TRẺ SƠ SINH

06/03/2015

TẮM TRẺ SƠ SINH: - Trẻ sơ sinh được đặt trên bàn ở nhiệt độ phòng khoảng 28 độ đến 30 độ. Nên dùng nước đun sôi để nguội pha với nước sạch để tắm trẻ, sao cho nhiệt độ nước ở khoảng 35 độ đến 37 độ. Dùng tay để thử nhiệt độ của nước trước khi tắm trẻ:

CÁCH TẮM TRẺ SƠ SINH
 ● TẮM TRẺ SƠ SINH:
- Trẻ sơ sinh được đặt trên bàn ở nhiệt độ phòng khoảng 28 độ đến 30 độ. Nên dùng nước đun sôi để nguội pha với nước sạch để tắm trẻ, sao cho nhiệt độ nước ở khoảng 35 độ đến 37 độ. Dùng tay để thử nhiệt độ của nước trước khi tắm trẻ:
o Tắm trẻ rốn chưa rụng hoặc đã rụng nhưng chân rốn còn ướt.
o Tắm trẻ đã rụng rốn, chân rốn khô.
THAY TÃ CHO TRẺ: 
Nên thay tã ngay mỗi khi trẻ tiểu ướt hay đi tiêu. Khi thay phải vệ sinh sạch vùng hậu môn và bộ phận sinh dục bằng nước ấm theo hướng từ trước ra sau. Có thể thoa sữa dưỡng ẩm hoặc kem chống hăm, phấn trước khi quấn tã cho bé. Có thể dùng tã vải thay tã giấy với điều kiện tã phải sạch.
CHĂM SÓC MẮT: 
- Cần thực hiện việc chăm mắt thường xuyên hằng ngày.
- Trẻ sơ sinh thường bị chảy nước mắt và chảy ghèn trong những ngày đầu sau sinh. Tình trạng viêm kết mạc mắt có thể xảy ra ngay trong tuần đầu nếu việc chăm sóc mắt không được thực hiện. 
- Ngay khi vừa ra đời, nên lau sạch cả hai mắt trẻ bằng gạc vô trùng hay bằng khăn riêng. Khăn này phải được nhúng nước đun sôi để nguội.
- Chú ý: Bất cứ khi nào chạm đến trẻ, bạn đều phải rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ. 
- Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh có thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn mắt nặng và có thể dẫn đến mù trong ngay tháng đầu sau sinh.
- Khi thấy mắt trẻ bị sưng hay đổ ghèn thì phải báo ngay cho bác sĩ hoặc cho trẻ đi khám ngay để trẻ được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc sử dụng kháng sinh nhỏ mắt phải do bác sĩ chỉ định.
CHĂM SÓC MIỆNG LƯỠI:
- Trường hợp bình thường, mẹ chỉ cần dùng gạc vô trùng thấm nước đun sôi để nguội hay nước muối sinh lý để rửa miệng cho trẻ hằng ngày.
- Tuy nhiên cần lưu ý luôn luôn rửa tay thật sạch trước và sau khi rửa miệng trẻ và nên rửa lúc trẻ đang đói để tránh làm trẻ ói mửa.
- Một số trẻ thường bị nấm vùng miệng lưỡi do nhiễm nấm Candida Albicans, từ đường sinh dục của mẹ khi sinh. Khi miệng và lưỡi trẻ có những chấm trắng lốm đốm, rải rác, bám khá chặt vào niêm mạc là trẻ đã bị nấm vùng miệng lưỡi. Cần đưa trẻ đến bác sĩ để được hướng dẫn điều trị kịp thời. 
 
go top